»

Chủ nhật, 24/11/2024, 06:38:55 AM (GMT+7)

Lâm Đồng: Nỗi lo an toàn hồ, đập trong mùa mưa lũ

(20:41:22 PM 02/08/2015)
(Tin Môi Trường) - Dù được liệt kê trong danh sách các công trình có nguy cơ mất an toàn từ nhiều năm qua nhưng hàng chục hồ, đập trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa được sửa chữa, nâng cấp, khiến nỗi lo về những ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của người dân vẫn kéo dài.

Lâm[-]Đồng:[-]Nỗi[-]lo[-]an[-]toàn[-]hồ,[-]đập[-]trong[-]mùa[-]mưa[-]lũ

Lo an toàn hồ, đập trong mùa mưa lũ -Ảnh minh họa: IE


Hồ chứa nước Đạ Tô Tông (xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà) là nguồn dự trữ và cấp nước quan trọng cho địa phương. Theo thiết kế, hồ có dung tích 2 triệu mét khối, cung cấp nước tưới cho khoảng 450 ha đất nông nghiệp trong vùng. Được xây dựng từ thập niên 80 của thế kỷ trước, đến nay công trình này đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Phần đập tràn bị nứt gãy, xuất hiện nhiều vết thẩm thấu và nước chảy thành dòng lớn qua các vết nứt ở thân đập. Phần thân đập dài 165m cũng bị sụt lún nhiều chỗ, vết thấm khắp nơi. Hiện đã vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về với dung lượng lớn càng làm tăng nguy cơ mất an toàn đối với phần đập của hồ này. Ông Nguyễn Văn Hoàng (người dân xã Phúc Thọ) cho biết: Những vết thấm chảy thành dòng trên đập đã xuất hiện từ lâu. Cách đây hơn một tuần có người đưa máy xúc đến hạ thấp thân đập tràn nói là để xả nước sửa chữa đập nhưng đến nay vẫn chưa thấy quay lại làm tiếp.

Theo UBND xã Phúc Thọ, mới đây đơn vị quản lý đập là Trung tâm Quản lý và Khai thác công trình công cộng huyện Lâm Hà đã cho máy móc vào hạ thấp phần đập tràn hồ để hạ mực nước nhằm sửa chữa tạm thời. Tuy nhiên do mưa nhiều, nước đổ về lớn cộng với việc hạ thấp thân đập đã gây ngập một số diện tích cà phê dưới hạ lưu nên công việc phải tạm dừng.

Ngoài hồ Đạ Tô Tông, hồ Tân Rai (huyện Bảo Lâm), liên hồ Suối Đỉa – Cây Xoài (huyện Đơn Dương) cũng là những công trình đang xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ mất an toàn cao. Những hồ này phục vụ tưới tiêu cho khoảng 400 – 555 ha cây trồng trên địa bàn. Hiện, phần thân đập dài 200m của hồ Tân Rai đang bị xuống cấp, nhiều chỗ nước thấm qua vai đập gây ẩm ướt dưới hạ lưu, tình trạng sạt lở cũng xuất hiện do nước chảy nhiều ở mang cống. Tương tự, thân đập liên hồ Suối Đỉa – Cây xoài có hiện tượng sụt lún, thấm, nứt nhiều nơi. Khu vực tràn xả lũ không đủ khẩu độ thoát lũ và bị nứt gãy, mái thượng lưu chưa được gia cố, sạt trượt tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn cao.

 

Lo[-]an[-]toàn[-]hồ,[-]đập[-]trong[-]mùa[-]mưa[-]lũ[-]-Ảnh[-]minh[-]họa:[-]IE

Lo an toàn hồ, đập trong mùa mưa lũ -Ảnh minh họa: IE


Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, trên địa bàn tỉnh hiện có 43 công trình hồ chứa nước tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Trong đó, có 9 công trình bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng có nguy cơ mất an toàn cao, 15 công trình bị xuống cấp có nguy cơ mất an toàn và 13 hồ chứa bị hư hỏng ảnh hưởng đến sản xuất, 6 hồ chứa bị xuống cấp gây ảnh hưởng tới nhiệm vụ tưới tiêu, trữ nước. Nguyên nhân là do các hồ chứa trên được đưa vào khai thác đã lâu, qua thời gian đã bị bồi lắng khiến chất lượng suy giảm. Cùng với đó thì việc đầu tư chưa đồng bộ (như thiếu cống xả đáy, chưa gia cố mái thượng lưu, đập tràn chưa được kiên cố hoá…), sự tác động của con người (lấn chiếm trồng cây nông nghiệp, tự tiện đào đất bên đập…) càng khiến các công trình nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng.

Trước thực trạng trên, tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa 30 hồ chứa có nguy cơ mất an toàn trên địa bàn vào dự án sửa chữa với tổng kinh phí thực hiện là 578 tỷ đồng. Trong đó có 16 công trình được đề xuất sửa chữa từ năm 2014 và bổ sung thêm 14 công trình từ đầu năm 2015. Tuy nhiên, đến nay toàn tỉnh mới chỉ nâng cấp được bốn hồ chứa. Rất nhiều công trình bị mất an toàn nghiêm trọng cần xử lý khẩn cấp như hồ Tân Rai, hồ Đạ Tô Tông, liên hồ Suối Đỉa – Cây Xoài, hồ Đạ Sar… đã lập dự án nhưng vẫn chưa được bố trí kinh phí để thực hiện.

Ông Phan Công Ngôn, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Lâm Đồng cho biết: Trước mùa mưa lũ hàng năm Chi cục đều đi khảo sát tất cả các hồ, đập trên địa bàn và lập danh sách những công trình mất an toàn nhưng có nhiều hồ chứa từ những năm trước đã cảnh báo thì năm nay vẫn nằm trong danh sách này. Điều đáng nói là trong khi chờ bố trí vốn để đầu tư nâng cấp thì nhiều đơn vị quản lý công trình hồ, đập lại phải mất kinh phí để xả bớt lượng nước trong hồ nhằm đảm bảo an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ.

Nguyễn Dũng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lâm Đồng: Nỗi lo an toàn hồ, đập trong mùa mưa lũ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI