Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Khủng hoảng nguồn nước - nguy cơ lớn nhất thập kỷ tới
(11:03:38 AM 18/01/2015)
Một người đàn ông ở New Delhi, Ấn Độ, đang bơm nước giếng về dùng. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, nước sẽ là một thách thức lớn của thế giới trong 10 năm tới - Ảnh: Circle of Blue
Theo đó, có nhiều nguy cơ lớn thế giới phải đối mặt trong 10 năm tới, trong đó xung đột quốc tế và khủng hoảng nguồn nước là những nguy cơ hàng đầu. Kế đó là sự khủng hoảng hay sụp đổ các nhà nước, thất nghiệp...
Xung đột quốc tế
Trong Báo cáo rủi ro toàn cầu do WEF công bố ngày 15-1,các chuyên gia cho biết cuộc khủng hoảng ở Ukraine, căng thẳng giữa Nga với châu Âu, và quan hệ căng thẳng Nhật-Trung... là bằng chứng cho thấy cường quốc một lần nữa bắt đầu lao vào cuộc chiến giành quyền lực chiến lược và gây quan ngại về sự ổn định toàn cầu trong ngắn hạn và dài hạn.
Theo Telegraph, đây là lần đầu tiên trong 7 năm qua, vấn đề địa chính trị "qua mặt" vấn đề kinh tế đứng đầu danh sách các nguy cơ với thế giới, với năm 2014 được mô tả như một "năm kinh hoàng" xung đột quốc tế.
Khủng hoảng nguồn nước
Theo ước tính, khoảng 4 -5 tỉ người trên thế giới đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn nước sạch, riêng Trung Đông có thể sẽ là một điểm nóng của cuộc chiến tranh giành nguồn nước.
"Các cường quốc đã và đang tranh giành đất đai và dầu mỏ, và chúng ta có thể nhìn thấy các cuộc chiến tương tự nhằm kiểm soát nguồn cung cấp nước ngọt", theo một tác giả báo cáo.
Sự khủng hoảng hoặc sụp đổ các nhà nước
Năm 2014 chứng kiến sự xuất hiện của các nhóm phi nhà nước gây đe dọa thậm chí xâm phạm chủ quyền của các quốc gia. Đứng đầu trong số đó là nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) và xu hướng này có thể kéo theo sự sụp đổ của chính phủ ở Iraq và Syria và Iraq.
Đến nay IS tuyên bố đã kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn và thu hút 20.000-30.000 tay súng chiến đấu cho họ.
Sự tàn bạo của nhóm này cũng có thể dẫn đến việc sử dụng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt và làm gia tăng khả năng các vụ tấn công khủng bố quy mô lớn trong thập kỷ tới.
Thất nghiệp
Theo WEF, tình trạng thất nghiệp kéo dài và khó giải quyết là một mối đe dọa có khả năng ảnh hưởng lâu dài đến sự ổn định xã hội khi gây ra bất bình đẳng và căng thẳng xã hội.
"Tăng trưởng kinh tế thấp hơn và thay đổi công nghệ có thể khiến tỉ lệ thất nghiệp cao hơn trong tương lai", báo cáo viết.
Xét theo khía cạnh khả năng có thể xảy ra, các chuyên gia đã xếp 10 nguy cơ hàng đầu thế giới trong vòng 10 năm tới lần lượt là: Nguy cơ xung đột quốc tế; Thời tiết cực đoan; Thất bại của hệ thống quản trị quốc gia; Khủng hoảng hay sự sụp đổ nhà nước; Thất nghiệp hay thiếu việc làm; Thảm họa thiên tai; Thất bại trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu; Khủng hoảng nguồn nước; Gian lận hay đánh cắp dữ liệu; Các vụ tấn công mạng.
Xét theo khía cạnh tác động tiềm tàng trong thập kỷ tới, các nguy cơ lần lượt là: Khủng hoảng nguồn nước; Tình trạng lây lan nhanh chóng các bệnh truyền nhiễm; Các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt; Xung đột quốc tế; Thất bại trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu; Cú sốc giá năng lượng; Sự sụp đổ cơ sở hạ tầng thông tin; Các cuộc khủng hoảng tài chính; Thất nghiệp hay thiếu việc làm; Sự sụp đổ hệ sinh thái và mất mát đa dạng sinh học.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.