»

Thứ bảy, 02/11/2024, 12:30:22 PM (GMT+7)

Khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Tin ảnh

(08:39:21 AM 20/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Hiện tỉnh Đắk Lắk có hơn 10 hợp tác xã, tổ hợp tác dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, hỗ trợ kinh phí để các hợp tác xã xây dựng trụ sở, cơ sở sản xuất, mua sắm trang thiết bị, đồng thời tổ chức cho nghệ nhân tham quan, học tập kinh nghiệm ở một số đơn vị phát triển làng nghề truyền thống, nhiều nghệ nhân tâm huyết với nghề truyền thống vẫn gìn giữ, truyền dạy nghề cho các thế hệ trẻ. Bà Amí Thin ở Buôn Trinh A, phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ và chị H’Yam Kbông, buôn Tơ Jú, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) là những người tiêu biểu.

[-]Khôi[-]phục[-]nghề[-]dệt[-]thổ[-]cẩm[-]truyền[-]thống[-]của[-]dân[-]tộc

Ảnh: TL

 

* Nỗ lực giữ nghề

Thương nghề, tiếc nghề, bà H’Lil MLô (tên thường gọi là Amí Thin) ở buôn Trinh A, phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ đã đứng ra vận động chị em trong buôn thành lập tổ hợp tác cùng sản xuất thổ cẩm và lấy tên là Tổ hợp tác dệt thổ cẩm buôn Trinh A.

Trời đã khuya nhưng ngôi nhà dài truyền thống nhà Amí Thin vẫn sáng điện, tiếng thoi dệt nghe rất rõ. Amí Thin năm nay đã gần 75 tuổi, ba thế hệ trong một gia đình đều làm nghề dệt thổ cẩm. Ở cái tuổi xưa nay hiếm, đôi mắt Amí vẫn còn rất sáng, đôi tay thoăn thoắt luồn từng đường kim trên tấm thổ cẩm, Amí kể: Thổ cẩm ở buôn Trinh A đã có từ rất lâu rồi. Từ thuở bé người con gái đã học theo mẹ lên rẫy, trồng bông, tách hạt, kéo sợi để dệt thổ cẩm nhưng qua nhiều năm vì khó tiêu thụ sản phẩm nên những khung dệt ở buôn Trinh dần bị lãng quên. Số người theo nghề chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.

Năm 2003, Amí Thin đã đứng ra vận động những chị em trong buôn gìn giữ nghề dệt thổ cẩm thành lập tổ hợp tác dệt thổ cẩm buôn Trinh A với 25 thành viên. Amí Thin được tín nhiệm bầu làm tổ trưởng. Ngày đầu mới thành lập tổ hợp tác gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu nguyên liệu sản xuất, thị trường tiêu thụ khó khăn. Chị em trong tổ đã nỗ lực tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm bằng cách đem đi bán lẻ hoặc trưng bày sản phẩm tại nhà. Bản thân Amí Thin phải chạy vạy khắp nơi để giới thiệu sản phẩm của mình. Sau nhiều năm nỗ lực tìm kiếm thị trường, thổ cẩm của buôn Trinh A đã được nhiều người biết đến bởi độ bền cao, màu sắc đẹp mắt… Nhiều người ở tận Bình Định, Gia Lai, Kon Tum cũng đến đặt hàng. Ở buôn Trinh A, sản phẩm thổ cẩm do các nghệ nhân làm ra rất phong phú và đa dạng gồm các loại như: quần, áo truyền thống, khố, váy, khăn trải bàn, địu con, túi xách, ví... Thời gian gần đây do nhu cầu thị trường nên sản phẩm dệt của buôn Trinh A chủ yếu là những đơn đặt hàng theo mẫu, các hoa văn cũng được các nghệ nhân cải tiến để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Không chỉ quán xuyến tổ hợp tác, hàng ngày Amí Thin còn đến từng gia đình người Ê Đê trong buôn vận động con em người đồng bào theo học nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Chị H’Yen Niê có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn đã được Amí Thin giới thiệu vào Hợp tác xã dệt thổ cẩm buôn Trinh A. Hàng ngày sau giờ lên rẫy, H’Yen lại đến nhà Amí Thin để được các nghệ nhân truyền dạy cho cách dệt thổ cẩm. Sau một năm được chỉ bảo tận tình, H’Yen Niê đã thành thạo dệt các loại thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Không chỉ H’Yen thành thạo nghề dệt thổ cẩm truyền thống mà hai người con gái nhỏ của gia đình H’Yen cũng đã học mẹ và biết dệt thổ cẩm, kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

* Tìm hướng đi mới


Tại buôn Tơ Jú, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột không ai là không biết đến Hợp tác xã dệt thổ cẩm Tơ Bông và người khởi nguồn là chị H’Yam Bkrông, vừa được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba.

Với ước muốn giữ nghề truyền thống của cha ông để lại, năm 2003, chị H’Yam đã đứng ra thành lập Hợp tác xã dệt thổ cẩm Tơ Bông. Ban đầu Hợp tác xã không có ai biết nghề dệt thổ cẩm nên các chị đã tự góp tiền mua chỉ và mời nghệ nhân về dạy nghề. Những sản phẩm thổ cẩm đầu tiên của Hợp tác xã không thể tiêu thụ được do không tìm được thị trường và thiếu tính sáng tạo. Không nản lòng, chị H’Yam đã tự bỏ vốn gần 300 triệu để duy trì hoạt động và tìm hướng đi mới cho Hợp tác xã.

Chị H’Yam đã mạnh dạn tự mình mày mò dệt nên những bộ thổ cẩm cải tiến như váy ngắn, áo cổ tròn, đặc biệt là các loại ví và túi xách với nhiều hoa văn cải tiến hơn. Sau đó chị mang sản phẩm đi giới thiệu, trưng bày ở các cuộc triển lãm trong nước. Các sản phẩm do chị làm ra đều rất bắt mắt, nhỏ gọn, giá thành hợp lý nên đã dần được thị trường đón nhận và có bạn hàng lâu dài.

Có được đầu ra ổn định, chị H’Yam đã tập hợp chị em để tiếp tục mở lớp dạy nghề cho hội viên, sản xuất thổ cẩm theo hướng hàng hóa, phong phú đa dạng hơn. Đến nay, Hợp tác xã dệt thổ cẩm Tơ Bông có 42 xã viên và 60 lao động thời vụ. Các nghệ nhân đã thành thạo dệt 52 sản phẩm thổ cẩm truyền thống. Thu nhập của các chị em trong Hợp tác xã dệt thổ cẩm Tơ Bông cũng tăng lên từ 1,7 triệu đến 2 triệu đồng/người.

Chị H’Yam cho biết, hiện Hợp tác xã đang hợp tác với Công ty du lịch Vạn Phát mở đón khách du lịch cộng đồng, giới thiệu đến du khách những nét đặc sắc về thổ cẩm và văn hóa của người Ê Đê. Chị đã thành lập được hai đội cồng chiêng, hai đội múa dân tộc, một đội nấu ăn và 6 điểm nghỉ ngơi cho du khách khi đến buôn tham quan. Theo chị H’Yam, để nghề dệt truyền thống ở các Hợp tác xã sống được, phải đổi mới và đa dạng hóa loại hình dịch vụ, đặc biệt là đưa du lịch vào để quảng bá giới thiệu đến du khách vừa tạo thêm việc làm, vừa giữ gìn được nghề truyền thống của tổ tiên.

Phạm Cường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI