Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Giật mình về nhân cách giáo viên mầm non
(08:18:24 AM 07/12/2012)
Ngày 6.11, Bộ GDĐT chủ trì tổ chức Hội thảo về “nhân cách giáo viên mầm non thời kỳ hội nhập”. Lần đầu tiên trên 1 diễn đàn giáo dục, vấn đề “nhân cách” giáo viên được đưa ra bàn thảo và buồn thay, phải bàn theo hướng “làm thế nào để giáo viên mầm non có nhân cách”.
Nhiều giáo viên ngày càng vô cảm
Theo thống kê của chính Bộ GDĐT, chỉ riêng trong năm 2012 đã liên tiếp xảy ra các vụ tố cáo về bạo hành trẻ em trong trường mầm non. Cụ thể, tháng 1.2012, một phụ huynh học sinh lên tiếng tố cáo cô giáo trường mầm non Mai Anh (TP. Hồ Chí Minh) tát và gây tổn thương vào vùng kín con mình. Không lâu sau đó, tháng 3.2012 xảy ra vụ đánh học sinh trong nhà vệ sinh tại trường mầm non Hương Sen (TP. Đà Nẵng).
Nhiều ý kiến đề nghị giáo viên mầm non phải được đào tạo 5 năm (ảnh minh họa). |
Tiếp đó, tháng 8.2012 là vụ bảo mẫu tại cơ sở từ thiện nuôi 19 trẻ mồ côi (TP. Nha Trang, Khánh Hoà) cầm roi dạy trẻ và dựng ngược cũi nhốt trẻ vào bên trong. Gần đây nhất là vụ dán băng dính vào mồm học sinh tại trường mầm non Hương Mạc (Bắc Ninh) vào tháng 9.2012…
PGS.TS Nguyễn Thuý Hồng – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục cho rằng: “Không phải ngẫu nhiên mà ngành giáo dục mầm non phải tổ chức cả một cuộc hội thảo khoa học bàn về việc xây dựng nhân cách cho giáo viên trong thời kỳ hội nhập. Thực tế cho thấy, nhiều trẻ đã bị bạo hành mà nguyên nhân từ việc người giáo viên thiếu nhân cách đạo đức nhà giáo, trong khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng bảo vệ mình”.
Theo TS Hồ Lam Hồng – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu sư phạm, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự vô cảm trong nhân cách của một bộ phận giáo viên mầm non như: Áp lực công việc lớn, thời gian làm việc nhiều, lương thấp và bị coi thường.
“Thật đau lòng khi nhiều người còn tỏ vẻ coi thường, khinh miệt thậm chí đề phòng, đe doạ với giáo viên mầm non” – bà Hồng nói. Tuy nhiên, cũng theo bà Hồng, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là: “Trình độ của giáo viên mầm non hiện nay cực kỳ thấp, chủ yếu là trình độ trung cấp và liên thông”.
Nhìn ở một khía cạnh khác cô Đỗ Thị Kim Dung - giảng viên Khoa giáo dục Mầm non (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng: “Chỉ có sự vô cảm, thiếu vắng lòng nhân ái mới có thể khiến các bảo mẫu, giáo viên hành xử tàn bạo, nhẫn tâm với trẻ một cách lạnh lùng như vậy”.
Cần được đào tạo 5 năm
Theo GS -TS Đinh Quang Báo - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sư phạm cho rằng: Ngành giáo dục mầm non là một ngành đào tạo đặc thù, được coi là viên gạch đầu tiên trong việc hình thành tương lai cho trẻ. Chính vì vậy, giáo viên mầm non vừa phải là người mẹ, người y tá, người bạn, nhà nghệ thuật sáng tạo. Điều đó không hề đơn giản.
“Để làm chủ được tất cả những kỹ năng hình thành các nhân cách này, giáo viên mầm non phải được đào tạo ít nhất 5 năm chứ không phải ở trình độ trung cấp hay chỉ là chứng chỉ cô nuôi dạy trẻ, bảo mẫu… như hiện nay” – ông Báo nói.
“26,67% giáo viên mầm non say sưa, tâm huyết với nghề, 36,67% giáo viên tỏ thái độ bình thường, chấp nhận nghề và 36,67% giáo viên muốn bỏ nghề”.
Khảo sát của Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nhưng thực tế, PGS.TS Nguyễn Thuý Hồng cho rằng, xã hội vẫn chưa thừa nhận sự quan trọng bậc nhất của bậc học này: “Tôi nghĩ ngay cả bảo mẫu, osin trông trẻ cũng phải cần được đào tạo bài bản và có trình độ. Nhưng các mẹ hiện nay mới chỉ yêu cầu người chăm trẻ thực hiện đúng một chức năng là nuôi và đảm bảo dinh dưỡng, còn việc dạy thì không mấy quan tâm”.
Để giáo viên thực sự có “nhân cách” làm nghề, các chuyên gia cho rằng cần thay đổi nhận thức của xã hội về ngành học này bằng các chế độ đãi ngộ phù hợp với công việc vất vả và áp lực của họ. Đi liền với đó là cải cách mô hình đào tạo nâng cao nhận thức, bồi dưỡng lòng yêu nghề cho giáo viên mầm non. “Không có lòng yêu nghề, yêu trẻ, giáo viên mầm non sẽ làm hỏng những hạt giống đầu tiên của tương lai đất nước” – TS Hồng nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.