Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Đập búa tạ giết bò: Chuyện dã man chấn động?
(15:30:13 PM 28/06/2016)
Cảnh dùng búa tạ đập vào đầu bò cho tới chết trước khi giết mổ vẫn đang diễn ra tại một số lò mổ nhỏ lẻ ở việt Nam
Chuyện thường ở lò mổ thủ công
Lượng bò Úc nhập khẩu về Việt Nam ngày càng nhiều. Số liệu báo cáo từ cơ quan Thú y cửa khẩu cho thấy, năm 2014, chúng ta đã thực hiện kiểm dịch nhập khẩu gần 200.000 con bò từ Úc. Năm 2015 là trên 300.000 con. 6 tháng đầu năm 2016, kiểm dịch nhập khẩu trên 100.000 con.
Theo đại diện Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), trước khi cho phép các doanh nghiệp (DN) Việt Nam nhập khẩu bò sống từ Úc vào Việt Nam để giết mổ, phía Úc đã cử cơ quan có thẩm quyền sang Việt Nam kiểm tra thực tế tại các cơ sở giết mổ xem có bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y không.
Đặc biệt, phía Úc yêu cầu các lò mổ Việt Nam phải thực hiện việc giết mổ nhân đạo. Theo đó, chỉ sử dụng súng để bắn vào sọ não, cấm sử dụng búa để đập vào đầu. Ngoài ra, cơ sở giết mổ bò phải có camera theo dõi xem quy trình giết mổ trâu bò; nếu bảo đảm các điều kiện nêu trên mới cho phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan cho biết: “Hầu hết DN ở Việt Nam đều đáp ứng đủ các tiêu chuẩn phía Úc đưa ra, duy chỉ có một vài DN ở Hải Phòng vi phạm và đã bị tạm dừng.
Một chuyên gia trong ngành thực phẩm cũng thừa nhận, chuyện giết mổ trâu bò bằng búa tạ vẫn diễn ra khá phổ biến ở các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.
Ông Mười nói thêm, phía Úc đã cảnh báo một số DN nhập khẩu bò Úc thương phẩm rồi bán cho các lò giết mổ không đảm bảo. Họ kiểm soát rất chặt vấn đề vệ sinh và quy trình giết mổ, theo đúng quy định của ESCAS (quy định xuất khẩu theo chuỗi đảm bảo). Theo đó, phải đảm bảo tính nhân đạo trong khi giết mổ, không sử dụng các hình thức giết mổ vô nhân đạo như dùng búa tạ đập vào đầu gia súc.
Tuy nhiên, đặt vấn đề dùng búa đập vào đầu bò cho tới chết còn diễn ra tại các lò mổ ở Việt Nam hay không với đại diện Cục Thú y thì được trả lời: Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thú y Thế giới, do vậy sẽ tuân theo quy định về giết mổ nhân đạo đối với động vật.
Theo đại diện Cục Thú y, trong năm 2015, cơ quan này có nhận được văn bản từ Đại sứ quán Úc về việc bò Úc bị bơm nước trước khi giết mổ và bị dùng búa để đạp vào sọ não trước khi giết mổ. Cục đã có văn bản trả lời về vấn đề này.
Mặt khác, Cục Thú y đã ban hành công văn gửi các cơ quan thú y liên quan tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan để việc tổ chức giết mổ bò Úc nhập khẩu theo đúng quy định, tuyệt đối không được dùng búa đập vào sọ não.
“Quy định về giết mổ động vật nhân đạo đã được Việt Nam đưa vào Luật Thú y năm 2015 và có hiệu lực từ 1/7/2016”, đại diện Cục Thú y cho hay.
Hình ảnh giết bò tàn bạo tại một số lò mổ đã khiến Úc ra lệnh cấm xuất khẩu bò sống vào Việt Nam
Thay đổi một thói quen
Gần đây, hình ảnh giết bò bằng búa tạ diễn ra tại Việt Nam lại một lần nữa gây chấn động quốc tế, nhất là với Úc - nước đang xuất khẩu một khối lượng bò sống thương phẩm cực lớn sang Việt Nam.
Ngay sau khi biết những hình ảnh giết mổ bò tàn bạo tại Việt Nam, do một tổ chức bảo vệ động vật của Úc bí mật ghi lại, phía Úc lập tức tạm ngừng xuất khẩu gia súc sống sang Việt Nam.
Trước đây, giữa năm 2011, sau khi chương trình Four Corners của đài ABC phát đi những hình ảnh cho thấy sự đối xử tàn nhẫn với gia súc, như đánh đập, móc mắt, cắt xẻo,... trước khi hành quyết ở Indonesia, khiến dư luận Úc phẫn nộ. Bộ trưởng Nông nghiệp Úc đã cấm xuất khẩu gia súc sang nước này trong 6 tháng, cho đến khi Indonesia trang bị các thiết bị hỗ trợ giết mổ phù hợp nhằm chấm dứt tình trạng tra tấn động vật tại các lò mổ.
Đầu năm 2006, phía Úc cũng ấm xuất khẩu gia súc sống sang Ai Cập bởi những hình ảnh tra tấn động vật tại các lò mổ trước khi giết thịt.
Lệnh cấm này tiếp tục được phía Úc sử dụng với Ai Cập vào năm 2013, sau khi tổ chức bảo vệ động vật Animals Úc công bố những hình ảnh cho thấy số gia súc xuất khẩu đã bị ngược đãi tại hai cơ sở ở Ai Cập.
Theo một chuyên gia ngành chăn nuôi, dù Việt Nam đang là thị trường lớn thứ 2 của Úc về nhập khẩu bò sống thương phẩm, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, song, phía Úc vẫn sẵn sàng từ bỏ và ra lệnh cấm xuất khẩu bò vào Việt Nam.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nông nghiệp kiêm Phó Thủ tướng Úc Barnaby Joyce cho hay, nhà chức trách nước này đã bắt đầu điều tra về các hình ảnh giết bò tàn bạo ở Việt Nam, kể cả khi chưa có kết luận chính thức về nguồn gốc của gia súc trong ảnh chụp liệu có phải được nhập khẩu từ Australia hay không. Điều đó cho thấy sự nghiêm minh của Úc trong việc đối xử nhân đạo với động vật, kể cả khi chúng sắp chết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.