Tương ớt Chin-su: Chuyện chấn động ai sẽ trả lời?
(09:49:55 AM 08/04/2019)(Tin Môi Trường) - Xử lý chuyện tương ớt Chin-su ra sao để đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng, làm sao để người Việt bớt lo lắng về những nguy cơ với sức khỏe của mình? Những lo lắng đó của dân ai sẽ trả lời? Câu hỏi này xin gửi đến Bộ Y tế.
>> Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới >> Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" >> Dự án Dynapath giành giải thưởng Tác Động Bền Vững Nhất tại cuộc thi Sustainable Hospitality Challenge 2024 toàn cầu >> Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm >> Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
Hình ảnh sản phẩm Chin-su bị thu hồi ở Nhật - Ảnh: Osaka City
Tin thành phố Osaka, Nhật Bản thu hồi trên 18.000 chai tương ớt Chin-su của Công ty Masan Việt Nam do chứa acid benzoic đang gây lo lắng cho người tiêu dùng.
Quy định của Nhật Bản là không cho phép, trong khi trong cả hai thông tư của Bộ Y tế Việt Nam năm 2012 và 2015 quy định danh mục phụ gia thực phẩm, acid benzoic đều có mặt và đều cho phép sử dụng trong sản phẩm quả dạng nghiền như tương ớt.
Người tiêu dùng coi đây là chuyện chấn động.
Báo chí đưa tin, mạng xã hội lan truyền. Nhưng trên website Bộ Y tế, website Cục An toàn thực phẩm, những cơ quan chịu trách nhiệm về việc này thì đến chiều muộn 7-4 vẫn chưa có một lời giải thích, một lời trấn an. Ngoại trừ việc trả lời báo chí rằng họ sẽ kiểm tra, nhưng còn phải chờ thông tin chính thức từ Nhật Bản và mạng lưới cảnh báo có tên là Infosan.
Đành rằng cơ quan chức năng phải đợi thông tin từ nhà chức trách nhưng lẽ ra khi người dân lo lắng, Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm phải sốt ruột xem dân lo lắng vì sao, cần trả lời những gì để dân khỏi lo lắng, hoang mang, phải ngay lập tức đăng đàn trên truyền hình, trên báo chí để trả lời.
Nhưng không, mặc kệ người dân lo lắng, thậm chí cãi vã vì chẳng ai có đầy đủ thông tin về acid benzoic trong tương ớt, Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm vẫn im lặng suốt hai ngày cuối tuần.
Trao đổi, một chuyên gia về an toàn thực phẩm chia sẻ danh mục phụ gia của Việt Nam là sao chép từ danh mục phụ gia của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) và một số quốc gia châu Âu, nhưng có một điều mà Việt Nam chưa minh bạch, chưa rõ ràng là trong danh mục phụ gia trước đây, Codex không cho phép acid benzoic trong sản phẩm dành cho trẻ em do đã có bằng chứng về nguy cơ gây tăng động cho trẻ.
Nhưng trong các sản phẩm thực phẩm có sử dụng acid benzoic ở Việt Nam, từ trước đến nay đã có sản phẩm nào cảnh báo không dùng cho trẻ em? Và nếu cảnh báo cho trẻ em thì cảnh báo đến lứa tuổi nào cũng chưa được minh bạch.
Đã có những ý kiến bất bình khi cho rằng cùng là thể trạng người Á Đông, vì sao Nhật kỹ càng với phụ gia như vậy còn Việt Nam lại cho phép? Nguy cơ với sức khỏe người Việt Nam có phải là bị xem nhẹ?
Thậm chí có người còn lo lắng đến nguy cơ ung thư nếu acid benzoic kết hợp với chất khác khi vào cơ thể người dùng.
Nhật Bản cấm, chắc chắn họ có lý của họ, tiêu chuẩn với thực phẩm của Nhật Bản luôn cao và bằng chứng cho thấy "lý của Nhật Bản" với thực phẩm là tuổi thọ bình quân của Nhật cao hàng đầu thế giới.
Những lo lắng đó của dân ai sẽ trả lời?
Gần đây có nhiều vụ việc liên quan đến an toàn thực phẩm, khi phát giác ra vụ việc thì rất ầm ĩ, nhưng sau một thời gian vụ việc ấy chỉ còn nhỏ xíu, thậm chí "chìm xuồng".
Với việc acid benzoic trong tương ớt cũng vậy, ai cũng lo lắng, vì nhiều gia đình Việt Nam đang có chai tương ớt tương tự hàng vừa bị thu hồi trong bếp.
Xử lý ra sao để đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng, làm sao để người Việt bớt lo lắng về những nguy cơ với sức khỏe của mình?
Câu hỏi này xin gửi đến Bộ Y tế. Và có thể đây cũng là dịp rà soát lại danh mục phụ gia để tránh những bất hợp lý, cùng là thành viên Codex mà Nhật Bản không cho phép acid benzoic trong tương ớt, còn Việt Nam lại cho!
LAN ANH/TTO
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.