»

Thứ bảy, 23/11/2024, 16:07:51 PM (GMT+7)

Dân "tố" thủy điện khi Phó Thủ tướng đi thị sát

(09:48:14 AM 21/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Ngày 20/11, nhiều người dân ở Quảng Nam và Đà Nẵng đã trực tiếp "tố" với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng Đoàn công tác Chính phủ về việc thủy điện xả lũ khiến hàng chục ngàn hộ dân sống trong cảnh "màn trời chiếu đất".


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tiếp xúc người dân vùng lũ.

 

Miếng cơm chan đầy... nước lũ!


Nói với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, chị Nguyễn Thị Thủy (trú xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang - Đà Nẵng) bức xúc: “Chiều tối ngày 15/11, tôi nghe tin thủy điện xả lũ từ thôn trưởng, nhà tôi đang ăn cơm phải vội vàng bỏ dở bữa ăn để chạy lũ. Cũng chỉ kịp đóng gạo, thóc vào bao, vơ chút quần áo để cho lên gác chứ không kịp làm gì. Nước lên nhanh quá. Một tiếng sau đã lên gần đầu gối rồi. Gà vịt trôi hết theo lũ.

Tôi nghe mọi người nói về cái “quy trình xả lũ” chi đó là thủy điện báo trước 2 tiếng đồng hồ. Chỉ 2 tiếng thì làm sao tụi tôi chạy lũ cho kịp? Chính phủ nên xử nặng mấy “ông” Thủy điện để họ bớt làm khổ dân đi”.

Ông Lương Văn Dương, Bí thư Chi bộ Thôn Mỹ Hảo (xã Đại Phong - Hòa Vang) cũng 'tố' với Phó Thủ tướng: Kể từ khi có các thủy điện phía thượng nguồn Vu Gia, sau mỗi đợt lũ, dòng sông tăng dòng chảy, bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng, cát sạt vùi lấp ruộng đồng…

Đợt lũ vừa qua gây thiệt hại nặng cho thôn khi cuốn trôi nhiều tài sản, vật nuôi, giống lúa – cây trồng, vùi lấp ruộng đồng,… Vì thế, mùa vụ sắp đến sẽ rất khó khăn về giống, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.


Ông Đoàn Ngọc Tiến (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) cũng cho biết: Ở trên đầu huyện chúng tôi có Đắk Mi 4, Sông Tranh 2, A Vương… Như Sông Tranh 2 đổ trực tiếp vào sông Thu Bồn. Từ thủy điện Sông Tranh 2 xả lũ thì sau gần một buổi nước về đến đây, sông dốc nên chảy rất nhanh.

Đặc biệt, kể từ khi có các thủy điện trên thượng nguồn thì sau mỗi đợt lũ, thôn Đại Mỹ, Thành Đại và Mậu Lâm (xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc) xảy ra hiện tượng bờ sông và khu dân cư bị sạt lở, bồi lấp nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Văn Trúc đề nghị Chính phủ yêu cầu ban quản lý các thủy điện phải có nghĩa vụ, chia sẻ lợi ích đối với vùng hạ du bị thiệt hại nặng do thủy điện xả lũ hàng năm và nhất là đề nghị Chính phủ không cho xây dựng thêm thủy điện phía thượng nguồn vì hiện nay đã quá phức tạp khi thủy điện xả lũ.

ĐBQH "nóng mặt" vì thủy điện mãi xả lũ vào nhà dân

 

Nhà dân mênh mông nước khi thủy điện vô tư xả lũ.



Ông Nguyễn Văn Trúc, Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc báo cáo với Phó Thủ tướng: Mưa lớn kéo dài kết hợp với thủy điện Sông Tranh 2, Đắk Mi 4, Sông Bung 4A và thủy điện A Vương đã gây lũ lớn đột ngột trên địa bàn huyện. Đợt lũ đã gây thiệt hại nặng nề cho huyện Đại Lộc, trong đó có 1 người chết, 30 người bị thương; cuốn trôi nhiều nhà cửa, công trình, lúa và hoa màu…với tổng thiệt hại ước tính lên đến gần 45 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Khắc Xuyên, Bí thư Đảng ủy xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, khoảng 10h ngày 15/11, ông có nhận được thông báo thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ. Tuy nhiên, đến 14h cùng ngày, thì nước lũ đổ về dữ dội khiến chính ông và chính quyền địa phương không kịp trở tay.

Trong khi đó, ngày 16/11, Trung tâm Phòng chống lụt bão (PCLB) miền Trung - Tây nguyên cho biết, đã có 15 thủy điện trong khu vực đang đồng loạt xả lũ, làm 30 người chết.

Ông Phạm Thế Dũng- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai khẳng định: Các hồ chứa nước thủy điện xả lũ mà báo trước quá gấp nên dân trở tay không kịp, nhiều gia đình chỉ kịp chạy tháo thân mà không kịp mang theo gì, tất cả tài sản bị nhấn chìm dưới nước.

Trước tình hình đó, chiều 18/11, ĐBQH Bùi Thị An bày tỏ sự bức xúc khi chứng kiến câu chuyện người dân miền Trung lao đao vì lũ tự nhiên chưa hết, lại bị lũ do xả thủy điện khiến họ suốt đời không thể “ngẩng mặt lên” chứ chưa nói gì tới đời sống phát triển hay giàu có.

Sau khi, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nói rằng: Trách nhiệm việc thủy điện vô tư xả lũ là thuộc về "chúng ta". ĐBQH Ngô Văn Minh đã thẳng thắn nói trước Quốc hội: "Không hiểu Bộ trưởng nói gì".

Đại biểu Minh cũng nói thẳng: "Việc chấp hành từ lúc quy hoạch, đầu tư xây dựng, đến vận hành hồ chứa các công trình thủy điện vẫn còn đó ngổn ngang những điều day dứt trong lòng đại biểu và cử tri.

Trong khi đó, các cơ quan quản lý nhà nước, qua cách trả lời của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, lại chưa thấy rõ trách nhiệm của mình".

(Tổng hợp KP, ĐVO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dân "tố" thủy điện khi Phó Thủ tướng đi thị sát

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI