Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Đắk Lắk chậm thu hồi đất rừng bị xâm hại, sử dụng trái phép
(10:20:21 AM 23/07/2015)Đắk Lắk chậm thu hồi đất rừng bị xâm hại, sử dụng trái phép- Ảnh minh họa: TL
Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2008 đến nay, tỉnh Đắk Lắk có trên 26.470 ha rừng, đất rừng bị các hộ gia đình đồng bào các dân tộc xâm hại, sử dụng trái phép. Diện tích rừng này tập trung nhiều nhất ở các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Krông Bông Bông, Ea H’Leo, Krông Năng. Tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra, truy quét, xử lý các vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng nhưng chưa duy trì thường xuyên, chưa tạo được mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và các chủ rừng nên công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn, xử lý các vụ vi phạm hiệu quả chưa cao. Việc giải tỏa, thu hồi diện tích rừng, đất rừng bị phá, bị lấn chiếm trái pháp luật để phục hồi lại rừng còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
Nguyên nhân là do các chủ rừng, UBND cấp huyện, các ngành chức năng chưa thực hiện quyết liệt, hầu hết chỉ mới dừng lại ở việc thống kê, lập phương án. Thậm chí, ở một số địa phương còn thống kê chưa chính xác, nhất là việc phân loại hiện trạng thực tế, xác định đối tượng canh tác sử dụng đất lâm nghiệp trái phép chưa đầy đủ nên việc lập phương án còn gặp khó khăn, phương pháp chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền, lập căn cứ pháp lý để giải tỏa, cưỡng chế chưa được các ngành, nhất là cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thực hiện đồng bộ. Một số huyện, chủ rừng đã thu hồi đất để trồng lại rừng nhưng không có kinh phí để trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng trồng, có một số nơi, người dân còn lén lút nhổ, phá bỏ cây rừng mới trồng.
Để triển khai việc thu hồi đất rừng bị xâm hại, sử dụng trái phép có hiệu quả, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các Chủ tịch UBND cấp huyện khẩn trương tập trung tổ chức kiểm tra, thống kê, xây dựng, thực hiện ngay phương án xử lý vi phạm, thu hồi lại rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái pháp luật để trồng lại rừng trên địa bàn quản lý. Tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan chức năng như Kiểm lâm, Công an, Viện kiểm sát, Tài nguyên- Môi trường, Tư pháp… hướng dẫn các chủ rừng thiết lập hồ sơ xử lý, xây dựng phương án di dời, cưỡng chế và phương án phục hồi lại rừng trên địa bàn. Tỉnh Đắk Lắk cũng đã ban hành nhiều công điện, thông báo, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo quyết liệt các địa phương, các ngành để xử lý nghiêm khắc đối với các đối tượng khai thác, buôn bán, phá rừng trái phép làm nương rẫy trên địa bàn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.