Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Đắk Lắk chậm thu hồi đất rừng bị xâm hại, sử dụng trái phép- Ảnh minh họa: TL
Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2008 đến nay, tỉnh Đắk Lắk có trên 26.470 ha rừng, đất rừng bị các hộ gia đình đồng bào các dân tộc xâm hại, sử dụng trái phép. Diện tích rừng này tập trung nhiều nhất ở các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Krông Bông Bông, Ea H’Leo, Krông Năng. Tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra, truy quét, xử lý các vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng nhưng chưa duy trì thường xuyên, chưa tạo được mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và các chủ rừng nên công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn, xử lý các vụ vi phạm hiệu quả chưa cao. Việc giải tỏa, thu hồi diện tích rừng, đất rừng bị phá, bị lấn chiếm trái pháp luật để phục hồi lại rừng còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
Nguyên nhân là do các chủ rừng, UBND cấp huyện, các ngành chức năng chưa thực hiện quyết liệt, hầu hết chỉ mới dừng lại ở việc thống kê, lập phương án. Thậm chí, ở một số địa phương còn thống kê chưa chính xác, nhất là việc phân loại hiện trạng thực tế, xác định đối tượng canh tác sử dụng đất lâm nghiệp trái phép chưa đầy đủ nên việc lập phương án còn gặp khó khăn, phương pháp chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền, lập căn cứ pháp lý để giải tỏa, cưỡng chế chưa được các ngành, nhất là cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thực hiện đồng bộ. Một số huyện, chủ rừng đã thu hồi đất để trồng lại rừng nhưng không có kinh phí để trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng trồng, có một số nơi, người dân còn lén lút nhổ, phá bỏ cây rừng mới trồng.
Để triển khai việc thu hồi đất rừng bị xâm hại, sử dụng trái phép có hiệu quả, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các Chủ tịch UBND cấp huyện khẩn trương tập trung tổ chức kiểm tra, thống kê, xây dựng, thực hiện ngay phương án xử lý vi phạm, thu hồi lại rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái pháp luật để trồng lại rừng trên địa bàn quản lý. Tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan chức năng như Kiểm lâm, Công an, Viện kiểm sát, Tài nguyên- Môi trường, Tư pháp… hướng dẫn các chủ rừng thiết lập hồ sơ xử lý, xây dựng phương án di dời, cưỡng chế và phương án phục hồi lại rừng trên địa bàn. Tỉnh Đắk Lắk cũng đã ban hành nhiều công điện, thông báo, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo quyết liệt các địa phương, các ngành để xử lý nghiêm khắc đối với các đối tượng khai thác, buôn bán, phá rừng trái phép làm nương rẫy trên địa bàn.