»

Chủ nhật, 24/11/2024, 09:39:34 AM (GMT+7)

Con số tử thần về ô nhiễm tại những "Làng nghề đen"

(15:43:49 PM 09/10/2015)
(Tin Môi Trường) - Hoạt động của các làng nghề đã và đang gây áp lực cho cục bộ rất lớn đến chất lượng môi trường. Kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong cả nước cho thấy, 46% trong số đó có môi trường bị ô nhiễm nặng nề, 27% ô nhiễm vừa và mưc độ ô nhiễm của các làng nghề không giảm mà còn có xu hướng gia tăng. Đây là một con số đáng báo động, để chúng ta cần phải tâm về nguyên nhân cũng như những hệ quả mà nó sẽ để lại.

Con[-]số[-]tử[-]thần[-]và[-]tình[-]trạng[-]ô[-]nhiễm[-]tại[-]những[-]"Làng[-]nghề[-]đen"

Làng Khoai (Hưng Yên) ngập trong rác


Những con số tử thần...


Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết có những địa phương, mức độ ô nhiễm kim loại nặng độc hại (Cr6 ) cao gấp hơn 3.000 lần quy chuẩn cho phép. Tỷ lệ bệnh tật tại các khu vực ô nhiễm do làng nghề ngày một gia tăng. Hầu hết các cơ sở tại làng nghề  không có biện pháp xử lý nước thải, các loại khí thải, nước thải, chất thải rắn đều xả trực tiếp ra môi trường. Đặc biệt, chất thải của các làng nghề tái chế chất thải như giấy, kim loại, nhựa, dệt nhuộm sử dụng hóa chất công nghiệp đang là vấn đề hết sức bức xúc gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân


Một loạt các làng nghề đã gánh thêm cái tên “làng ung thư”, “làng nghề đen” như làng nghề nung gạch ở xã Thạch Sơn (Lâm Thao, Phú Thọ), hàng trăm người đã bị chết vì căn bệnh ung thư quái ác, lao phổi, viêm họng và bệnh gan do khói bụi từ hàng trăm những lò nung thủ công thải ra môi trường. Hoặc “làng ung thư” thôn Dục Tú 3 (xã Dục Tú, huyện Đông Anh) ô nhiễm nghiêm trọng xuất phát từ những xưởng nung, đúc phế liệu kim loại nặng. Tại các làng nghề Đa Hội, Minh Khai và Phong Khê, tỷ lệ các bệnh về hô hấp, tai mũi họng, da liễu và thần kinh là phổ biến nhất. Người dân ở các làng nghề chủ yếu mắc các bệnh về mắt do tiếp xúc với khói bụi.Tại làng nghề Phong Khê (Bắc Ninh) tỷ lệ người dân đau mắt hột, nhiễm khuẩn là rất cao. Các làng nghề Văn Môn đúc nhôm, chì, kẽm bệnh hô hấp (44,4%), bệnh da liễu (13,1%) trong tổng số người được điều tra năm 1999….


Đó là những số liệu cho thấy hậu quả khôn lường từ việc môi trường làng nghề ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mà nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này làdo nhận thức của người dân còn thấp, ý thức trong sản xuất của người dân chưa cao. Biết là bẩn, là ô nhiễm nhưng vẫn cứ mặc sức làm, bỏ qua hết những nghi ngại trước mắt.


Bên cạnh đó, thiết bị, công nghệ sản xuất ở các làng nghề vẫn lạc hậu, mặt bằng thì chật hẹp, quy mô sản xuất trong các làng nghề nhỏ lẻ, chủ yếu là quy mô hộ gia đình; công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu, chắp vá, chưa được đầu tư đồng bộ, hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề chỉ chú trọng sản xuất, kinh doanh, vấn đề thu gom xử lý chất thải, khói bụi độc hại, nước thải của các làng nghề chưa được quan tâm đúng mức.


Chính vì thế mà, việc rác thải của các hộ làm nghề đúc đồng Đại Bái, bã nhôm đổ bừa bãi ra môi trường, nước thải của các hộ làm nghề có hóa chất như axit, sút không được quy hoạch vào khu tập trung để xử lý mà đổ trực tiếp ra các lòng sông, ao hồ, mương máng ở làng; các hộ đúc, cô phế liệu xả khói mùa mịt ra bên ngoài như ở làng Khoai (Văn Lâm, Hưng Yên);dòng sông Đáy vốn hiền hòa cũng “chết một nửa” do người dân chế biến nông sản, sản xuất miến, bánh đa trên địa bàn huyện Quốc Oai, Hoài Đức… đã không còn là chuyện “hiếm có khó gặp”.

 

Con[-]số[-]tử[-]thần[-]và[-]tình[-]trạng[-]ô[-]nhiễm[-]tại[-]những[-]"Làng[-]nghề[-]đen"

Khói bụi bủa vây tại xã Thạch Sơn( Lâm Thao, Phú Thọ)


Bài toán cần có lời giải


Ô nhiễm môi trườngở mức báo động, là tình trạng chung của hàng nghìn làng nghề Việt Nam hiện nay. Đăt ra bài toán nan giải giữa sự phát triển và vấn đề môi trường.Vì vậy, để giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề cần một giải pháp tổng thể nhằm phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao năng lực quản lý.


Trong đó quan trọng nhất là người dân làng nghề phải tự ý thức và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường cũng nhưu bảo vệ chính cuộc sống của mình.


Thời gian vừa qua, các bộ, ngành liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có sự quan tâm đặc biệt tới công tác bảo vệ môi trường làng nghề và lên kế hoạch triển khai có hiệu quả Đề án tổng thể Bảo vệ môi trường làng nghề.


Theo đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2015, cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương phải lập danh mục các loại hình và quy mô sản xuất làng nghề cần phải loại bỏ khỏi khu vực dân cư, nông thôn. Xử lý triệt để ô nhiễm tại 47 làng nghề ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng; đồng thời thanh tra, kiểm tra 100% cơ sở sản xuất thuộc nhóm tái chế giấy, kim loại, nhựa, nhôm, giết mổ, chế biến gia súc, thủy sản... gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoạt động trong các làng nghề, buộc cơ sở vi phạm khắc phục hậu quả và lập kế hoạch di dời cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp hoặc yêu cầu chuyển đổi sản xuất.


Bên cạnh đó, cũng ban hành chính sách  hỗ trợ công nghệ sản xuất, đầu tư vào các công trình, hệ thống xử lý rác thải, chất thải một cách đồng bộ có hiệu quả. Có như vậy, tình trạng ô nhiễm làng nghề mới được cải thiện. Giúp làng nghề đảm bảo được vai trò, vị trí của mình trong công cuộc xây dựng kinh tế.


Con[-]số[-]tử[-]thần[-]và[-]tình[-]trạng[-]ô[-]nhiễm[-]tại[-]những[-]"Làng[-]nghề[-]đen"

Một đoạn “chết” của sông Đáy

Theo số liệu thống kê đến hết năm 2014, cả cả nước có tới 5.096 làng nghề và làng có làng nghề. Trong đó, số làng nghề truyền thống hiện nay được công nhận là 1.748 làng nghề. Làng nghề đã hình thành và phát triển từ rất lâu đời trong đời sống nông thôn Việt Nam. Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế nông thôn mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Tuy nhiên, song song với sự phát triển mạnh mẽ đó thì làng nghề hiện nay cũng nảy sinh những tồn tại về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

PHƯƠNG THẢO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Con số tử thần về ô nhiễm tại những "Làng nghề đen"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI