Tin tức » Hoạt động VACNE
Ngày Quốc tế Sao la đầu tiên, và lời kêu cứu của những chú “Kỳ lân châu Á” cuối cùng
(17:48:46 PM 09/07/2016)
Loài sao la đến nay chỉ được các nhà khoa học ghi nhận hình ảnh trong tự nhiên vài lần, kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1992 bởi một nhóm khảo sát khoa học của WWF và Bộ Lâm nghiệp Việt Nam (cũ). Gần đây nhất vào tháng 07 năm 2013, hệ thống bẫy ảnh cảm biến nhiệt của WWF ghi lại hình ảnh của sao la trong rừng núi hiểm trở vùng Trường Sơn, dấy lên niềm hy vọng mới cho sự sống còn của loài này sau 15 năm kể từ khi các bằng chứng hình ảnh cuối cùng được ghi nhận.
Bị đe doạ bởi nạn đặt bẫy trộm và môi trường sống bị phá huỷ do nạn khai thác gỗ trái phép. Năm 2006, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xác định tình trạng loài sao la ở mức “Cực kì Nguy cấp”.
Các chuyên gia sao la trên thế giới đang thúc giục Chính phủ Việt Nam và Lào, các nhà bảo tồn, và doanh nghiệp, cùng hợp sức và cam kết bảo vệ loài sao la đang trên bờ tuyệt chủng. Bên cạnh hoạt động bảo tồn thực địa đang ngày càng được tăng cường, ngày hôm nay, WWF-Việt Nam phát động dự án với mong muốn cộng đồng Việt Nam cùng chung tay cứu “những đứa em cùng đất mẹ”, không chỉ nhằm bảo vệ loài sao la, mà còn là những điều to lớn hơn chúng đại diện.
“Sao la tượng trưng cho tất cả những điều quan trọng hiện đang bị đe doạ. Nếu chúng ta có thể cứu sao la, chúng ta sẽ cứu được cảnh quan rừng, đa dạng sinh học và những lợi ích hệ sinh thái mang đến, như nguồn nước ngọt mà chúng ta đang phải phụ thuộc vào.” – TS Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF-Việt Nam chia sẻ - “Do đó, đây không chỉ đơn thuần là cuộc chiến nhằm bảo vệ một loài động vật trong tình trạng nguy cấp. Đây là cuộc chiến nhằm cứu lấy thiên nhiên, các lợi ích sinh thái, sinh kế cộng đồng, và tất cả những gì mà loài sao la đại diện.”
Mối đe dọa lớn nhất hiện nay với nỗ lực bảo vệ sao la là nạn săn bắt trộm. Dù không phải là mục tiêu chính của các nhóm săn trộm, loài sao la trở thành nạn nhân khi vô tình mắc bẫy do thợ săn trộm dùng để bắt các loài hoang dã khác của vùng Trung Trường Sơn - nhằm cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ ngày một tăng tại Trung Quốc, Việt Nam, và các nước châu Á khác. Bị dính bẫy, sao la bị treo ngược và có thể chết vì đói, khát hoặc vì bị thương khi vùng vẫy.
Sinh cảnh bị phân cắt và hủy hoại, bởi sự phát triển không bền vững và tình trạng khai thác gỗ rừng trái phép, là một mối đe dọa khác đến sự sinh tồn của sao la. Các bờ sông giàu thảm thực vật và những cánh rừng đầy sương phủ là vùng tìm thức ăn ưa thích của sao la. Thế nhưng, những khu vực này đang bị cày nát, ngập lụt và hủy hoại bởi các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (như đập thủy điện) và chủ trương chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác.
Là một trong những nỗ lực đầu tiên nhằm chống lại các mối đe dọa trên, những khu Bảo tồn Sao la được thành lập tại Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam vào năm 2010 và 2011, với sự hỗ trợ từ WWF-Việt Nam. Nằm trong khuôn khổ dự án Dự trữ Các-bon và Bảo tồn Đa dạng Sinh học (CarBi) – với sự hỗ trợ từ Ngân hàng Phát triển Đức (German Development Bank) KfW - các khu bảo tồn này hiện được kết nối, tạo nên một vùng sinh cảnh liền mạch quan trọng cho sao la, bao phủ hơn 200.000 héc-ta diện tích rừng Trường Sơn dọc biên giới Lào và Việt Nam. Đến cuối năm 2015, các cán bộ bảo vệ rừng do WWF tuyển chọn từ cộng đồng địa phương đã giúp tháo gỡ 75.295 bẫy các loại và triệt phá trên 1.000 khu trại bất hợp pháp của các nhóm khai thác gỗ và săn trộm.
Bất chấp những nỗ lực không ngừng từ đội bảo vệ rừng, tình trạng săn trộm và đặt bẫy vẫn duy trì ở mức cao trong khu sinh cảnh của sao la, đe dọa đến sự tồn vong của loài động vật này trong tương lai. Để sao la tiếp tục tồn tại trong tự nhiên, cần có những hành động khẩn trương nhằm cải thiện khu vực bảo tồn xuyên biên giới và sự tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Lào, để bảo toàn nguyên vẹn rừng và ngăn chặn nạn săn trộm. Ngoài ra, các dự án nhằm giảm tiêu thụ thịt rừng và dược liệu có nguồn gốc từ các loài hoang dã, đặc biệt là ở Việt Nam, cũng giúp giảm sức ép từ nạn săn bắt lên sự sinh tồn của sao la.
Một giải pháp bảo tồn mới, đang được thảo luận bởi Nhóm Chuyên gia về Bảo tồn Sao la, thuộc IUCN, cùng với các đối tác chính phủ, là kế hoạch gây nuôi sinh sản, nhằm đảm bảo khả năng tái tạo quần thể sao la trong trường hợp chúng bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực gây nuôi sinh sản và chăm sóc động vật hoang dã sẽ được tuyển chọn để đảm bảo những cá thể sao la trong môi trường gây nuôi có cơ hội tốt nhất để tồn tại và sinh sản.
Hơn bao giờ hết, các phương pháp và nghiên cứu nhằm bảo tồn loài sao la cần sự hỗ trợ cấp thiết từ nhiều nguồn để tiếp tục mở rộng và cải thiện để có hiệu quả hơn.
Dự án “Cứu sao la – Đứa em cùng Đất Mẹ”, được WWF-Việt Nam chính thức công bố vào hôm nay, không chỉ cung cấp kênh thông tin để nâng cao nhận thức mà còn gia tăng cam kết từ cộng đồng cũng như doanh nghiệp trong hoạt động bảo tồn loài sao la. Kênh thông tin chính thức của dự án (www.savesaola.vn) khuyến khích các cá nhân, tập thể chia sẻ thông tin về sao la, tạo ảnh đại diện trên các trang mạng xã hội với biểu tượng sao la, và cùng đóng góp hỗ trợ WWF-Việt Nam bảo tồn loài vật biểu trưng này.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Ngày Quốc tế Sao la đầu tiên, và lời kêu cứu của những chú “Kỳ lân châu Á” cuối cùng
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.