Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Chuyện thời sự: Cái nghèo và tội ác
(12:43:39 PM 11/08/2015)Ảnh minh họa: IE
Những thông tin không vui này là chuỗi kéo dài những thông tin tiêu cực xảy ra trong những ngày qua: Ở Vĩnh Long, một phụ nữ lẻn vào phòng bệnh nhân, bị phát hiện đã vung dao đâm thẳng vào mặt bé trai 11 ngày tuổi; tại Quảng Trị, nam thanh niên vào một nhà giàu lấy cắp 50 triệu đồng, bị bắt quả tang liền sát hại cả 2 người trong nhà; ở Quảng Nam, hàng chục trẻ em bị lừa vào Lâm Đồng để bán cho những nơi cần lao động...
Ngoài ra, tại các vùng nông thôn có rất nhiều vụ trọng án như vậy, nghi can đều không phải là tội phạm chuyên nghiệp nhưng mức độ tàn độc và hậu quả gây án đều thảm khốc. Và, quan sát kỹ, sẽ thấy có sợi dây liên hệ rất gần gũi giữa hoàn cảnh của những nghi phạm với kết quả khảo sát mà CIEM vừa công bố.
Sợi dây liên hệ đó chính là cái nghèo. Dĩ nhiên, không hẳn nghèo là đi ăn trộm nhưng một khi mọi kế sinh nhai đều bế tắc, người ta rất dễ hành động sai lầm, kiểu “đói ăn vụng, túng làm càn”. Thêm nữa, khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội ngày càng lớn, nhất là tại các đô thị phát triển, chính cái hố sâu cách biệt này đẩy người nghèo ra xa hơn với các điều kiện sống cơ bản, từ đó nảy sinh mặc cảm tự ti. Khoa học tâm lý đã chứng minh được những người đang mang trên mình nỗi mặc cảm thì dễ có hành động sai trái hơn những người bình thường khác.
Rất dễ thấy sau những thảm án do “tội phạm không chuyên” gây ra, công an đều nhanh chóng tóm được nghi can. Đó mới chỉ là xử lý phần ngọn chứ còn ứng phó, ngăn chặn hành vi phạm pháp từ gốc thì hầu như không thể. Một trong 2 yếu tố gốc rễ để giảm thiểu tội phạm là giáo dục thì đã nói nhiều và đã làm được tương đối bài bản; yếu tố còn lại là giảm nghèo bền vững thì hàng chục năm qua vẫn không giải quyết được một cách căn cơ.
Dân số ở nông thôn đang chiếm 2/3 tổng dân số và lao động trong nông nghiệp chiếm gần 50% tổng lao động cả nước nhưng đóng góp cho GDP của lĩnh vực này chỉ khoảng 20%. Vậy nghĩa là năng suất lao động nông nghiệp rất thấp, giá trị nông sản cũng thấp kéo theo thu nhập của nhà nông hết sức còm cõi. Đã vậy, mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp cũng hạn chế nên sức người không được giải phóng, bị bào mòn dần theo thời gian, đến lúc phải cạn kiệt. Nông sản bế tắc đầu ra và vòng luẩn quẩn trồng cây gì, nuôi con gì cứ “xoay” nông dân như chong chóng thì làm sao mà không nghèo! Biết vậy nhưng bỏ ruộng, treo ao thì biết làm gì?!
Chính sách hỗ trợ nông nghiệp đã có nhiều nhưng không đi vào thực tiễn hoặc rơi vào tình trạng nói nhiều làm ít. Cái nghèo không chỉ đơn giản là thiếu ăn, thiếu mặc, thất mùa này thì chờ vụ sau mà còn dẫn đến nguy cơ tụt hậu và phát sinh hàng loạt hệ lụy khác nghiêm trọng hơn mà rõ nhất là tội phạm gia tăng như chúng ta đã thấy.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.