»

Chủ nhật, 19/01/2025, 12:23:41 PM (GMT+7)

Cắt giảm dự án “khoác áo” biến đổi khí hậu

(22:24:30 PM 14/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Nhiều dự án “khoác áo” biến đổi khí hậu để xin kinh phí từ ngân sách Nhà nước, gây thất thoát, lãng phí lớn đã bị Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội “gạch tên”.
 
Ảnh minh họa
 

Đây là nội dung làm việc của UBTV Quốc hội sáng 13/12, nghe và cho ý kiến về phân bổ ngân sách Trung ương cho 2 chương trình mục tiêu quốc gia: biến đổi khí hậu và khắc phục ô nhiễm môi trường.

 

Nhiều ý kiến khẳng định, trong lúc ngân sách Nhà nước rất hạn hẹp, việc phân bổ nguồn chi phải thực sự chặt chẽ. Những dự án chưa cần thiết, đặc biệt dự án có dấu hiệu “khoác áo” biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, nhất thiết phải cắt giảm.

 

Qua thẩm tra phương án phân bổ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển ghi nhận, về cơ bản, đã rà soát, cắt giảm vốn sự nghiệp, điều chỉnh phương án phân bổ vốn hợp lý hơn.

 

Ủy ban lưu ý đến dự án thứ 3 trong chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, dự án “Thu gom, xử lý nước thải từ các đô thị loại II trở lên thuộc ba lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, sông Cầu và hệ thống sông Đồng Nai” trị giá 33 tỷ đồng. Chương trình dự kiến bố trí cho tỉnh Thái Nguyên 15 tỷ đồng và tỉnh Đồng Nai 15 tỷ đồng để thu gom, xử lý nước thải thành phố, 3 tỷ đồng cho Văn phòng ban chỉ đạo.

 

Về vấn đề này, Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội cho rằng, với tình trạng ô nhiễm gia tăng ở cả 3 lưu vực sông, nếu chỉ xử lý nước thải đô thị thì mới chỉ giải quyết được một phần của vấn đề, quan trọng là phải chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật xả thải chưa qua xử lý từ các khu, cụm công nghiệp tập trung, các làng nghề trên lưu vực sông. Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, cần thiết phải bố trí vốn tập trung để hoàn thành dứt điểm một lưu vực sông.

 

Do đó, Ủy ban đề nghị chỉ bố trí vốn tập trung cho việc xử lý ô nhiễm hệ thống sông Đồng Nai thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân hoặc chuyển toàn bộ số kinh phí này sang bố trí vốn cho xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.

 

Nhiều thành viên UBTV Quốc hội chỉ rõ, trong điều kiện nguồn vốn cho chương trình mục tiêu quốc gia rất hạn hẹp, việc phân bổ vốn cần quán triệt những nguyên tắc ưu tiên: lựa chọn dự án có tính thí điểm để nhân rộng; dự án thật sự bức xúc, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân; bố trí vốn đối ứng để thu hút vốn viện trợ ODA. Hiện nhiều địa phương, bộ, ngành đề xuất xin kinh phí thường lấy cớ thực hiện các dự án cấp thiết như biến đổi khí hậu, khắc phục ô nhiễm môi trường nhằm nâng tính quan trọng, thuyết phục cấp có thẩm quyền khi phê duyệt.

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng viện dẫn, như dự án ở Đồng Nai, với số tiền vài chục tỷ đồng thì dù có tập trung xử lý sông Đồng Nai cũng không đủ. Do đó chỉ nên chọn một vài đầu việc để làm, cố gắng dứt điểm trong năm 2013-2014.

 

Đối với chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu, khoản tiền cắt giảm được (gần 61 tỷ đồng) từ chi sự nghiệp nên dành để trồng rừng ven biển thay vì đầu tư vào xây dựng đê biển, vì số tiền đó mà xây dựng đê biển “chỉ như muối bỏ biển”, gây lãng phí, tốn kém.

 

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến phân trần, để các dự án trong chương trình thực sự có hiệu quả lâu dài, “chúng tôi luôn yêu cầu địa phương đề xuất dự án cần thiết nhất, chuẩn bị vốn đối ứng và có cam kết bằng văn bản về việc vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình sẽ làm”.

 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu việc thực hiện dự án phải bám sát các nguyên tắc mà cơ quan thẩm tra đã nêu rõ. Nếu các địa phương đã có dự án trồng rừng thì dành khoản tiền tiết kiệm được từ giảm chi sự nghiệp cho trồng rừng. Phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, chống thất thoát, tham nhũng...

(Nguồn: CAND Online)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cắt giảm dự án “khoác áo” biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI