Thứ bảy, 18/01/2025, 06:52:06 AM (GMT+7)

Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng

(19:02:32 PM 22/11/2021)
(Tin Môi Trường) - Dự án INSPiRE VIETNAM (*) nhằm phục hồi và bảo tồn 630ha rừng tự nhiên tại Vân Hồ (Sơn La) của Trung tâm Con người và thiên nhiên (PanNature) đã giành được hỗ trợ tài chính từ Hiệp hội Bảo tồn ngoại cảnh châu Âu (EOCA). Khoản tài trợ trị giá 25.000 euro không lớn nhưng là câu chuyện đặc biệt thú vị về sức mạnh lá phiếu của cộng đồng.
 

Lá[-]phiếu[-]cộng[-]đồng[-]cho[-]dự[-]án[-]phục[-]hồi[-]rừng

Một trong những mục tiêu của dự án. Ảnh: PanNature
 
Cuộc đua lá phiếu
 
Hiệp hội EOCA (các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ngoại cảnh: cung cấp thiết bị du lịch dã ngoại, leo núi, đua thuyền) có một quỹ bảo tồn thiên nhiên (conservation fund) được vận hành nhờ đóng góp của các doanh nghiệp, thông qua đấu giá sản phẩm, quyên góp...
 
 Hai lần mỗi năm, EOCA kêu gọi đề xuất dự án từ tất cả các quốc gia trên thế giới, trừ khu vực Bắc Mỹ, lựa chọn ra 3 dự án xuất sắc nhất thuộc ba hạng mục: rừng, nước, các khu vực thiên nhiên hoang dã để trao khoản tài trợ 30.000 euro. 
 
Các doanh nghiệp của hiệp hội này cũng có thể tự chọn dự án để tài trợ trực tiếp. Quy trình phê quyệt dự án bao gồm ba bước: vòng sơ tuyển, vòng hồ sơ chi tiết và vòng bầu công khai của công chúng. 
 
Vòng bầu công khai là bước chiến lược nhằm tăng cường truyền thông về dự án trong thời gian huy động phiếu bầu dài 2 tuần của các dự án. Những người chưa biết sẽ được thuyết minh về dự án, hiểu hơn về những nỗ lực của dự án, đồng cảm và được truyền cảm hứng. 
 
Vòng bỏ phiếu được EOCA thiết kế rất đơn giản, không cần đăng nhập hay đăng ký địa chỉ email, nhằm tạo điều kiện cho những người dân bản địa, cộng đồng vùng sâu, xa... có thể bỏ phiếu ủng hộ dự án tại địa phương. EOCA thực hiện các bước kiểm định phiếu hợp lệ sau khi hết thời gian bỏ phiếu. 
 
Cuộc đua của PanNature trong vòng bỏ phiếu cuối tháng 10 vừa qua nhận được rất nhiều sự quan tâm và ủng hộ của người dân và các cơ quan địa phương tại huyện Vân Hồ và tỉnh Sơn La. Không chỉ góp lá phiếu của mình, nhiều người dân còn sẵn lòng vận động cộng đồng cùng chung tay.
 
Tại huyện Vân Hồ, có một chị người dân tộc Thái bán nước giải khát. Hai tuần liền, ai vào quán mua hàng hay uống nước chị đều xin họ một phiếu ủng hộ dự án. Chị thuyết minh về ý nghĩa của các hoạt động và hướng dẫn họ truy cập đường link để bầu chọn. 
 
Lãnh đạo Trường ĐH Tây Bắc (Sơn La) cũng kêu gọi sinh viên và cựu sinh viên của trường bỏ phiếu cho dự án. Nhà sách Nhã Nam kêu gọi bỏ phiếu cho dự án kèm 1 giải thưởng: một cuốn sách giá bìa đến 300.000 đồng cho một bạn độc tham gia bỏ phiếu. 
 
Lá[-]phiếu[-]cộng[-]đồng[-]cho[-]dự[-]án[-]phục[-]hồi[-]rừng
 Một trong những mục tiêu của dự án. Ảnh: PanNature
 
Một số cộng đồng người Việt tại các nước (Mỹ, Úc, New Zealand) cũng tham gia góp phiếu và chia sẻ kêu gọi bỏ phiếu cho dự án trong nhóm cộng đồng.
 
Trong lúc dự án tại VN chạy đua từng lá phiếu thì các dự án trong nhóm chủ đề rừng từ các quốc gia khác cũng tích cực kêu gọi bầu chọn cho họ. Cuộc đua về cuối là màn so kè giữa 1 dự án của Mexico và VN. 
 
Dự án của VN đứng đầu vài ngày liền. Nhưng ngày cuối cùng củ̉a cuộc đua, đầu giờ sáng 29-10, đội Mexico bất ngờ vượt lên với chênh lệch 7.000 phiếu so với VN.
 
 Một lần nữa, lời kêu gọi bầu chọn được lan tỏa trên cộng đồng mạng trong chưa đầy 12 giờ đua nước rút. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu có bài kêu gọi trên Facebook cá nhân thu hút hơn 8.800 lượt like, 873 lượt chia sẻ.
 
Nhiều người có ả̉nh hưở̉ng với cộng đồng khác cũng tham gia gọi phiếu cho dự án... Cuộc đua phiếu giờ chót vì vậy khiến trang web củ̉a EOCA đôi khi bị “tắc” vì quá tả̉i. Kết thúc vòng bỏ phiếu vào 18h cùng ngày, dự án của VN vượt lên, giành chiến thắng với 47% phiếu, đội Mexico với 40% trong tổng số hơn 49.000 phiếu.
 
Theo ông Trịnh Lê Nguyên, đồng sáng lập - giám đốc của PanNature, chưa nói đến giải thưởng, việc có nhiều người biết đến dự án qua vòng bình chọn công khai đã là một thành công trong việc truyền thông về bảo tồn thiên nhiên và phục hồi rừng tự nhiên.
 
Hiện PanNature đang thu xếp ký hợp đồng với EOCA để làm thủ tục nhận tài trợ 25.000 euro, PanNature góp 5.000 euro cho khâu chuẩ̉n bị hạt giống từ nguồn tài trợ khác để thực hiện dự án trong 2 năm. 
 
Ông Nguyên cho biết PanNature sẽ tiếp tục tìm kiếm nguồn tài trợ với những sáng kiến khác nhằm kế thừa và duy trì thành quả của dự án sau 2 năm, hướng tới mục tiêu xa hơn như xây dựng mô hình khu bảo tồn của cộng đồng và vận động chính sách để mô hình này được công nhận trong hệ thống luật pháp VN.
 
Lá[-]phiếu[-]cộng[-]đồng[-]cho[-]dự[-]án[-]phục[-]hồi[-]rừng
Một trong các mục tiêu của dự án. Ảnh: PanNature
 
Cộng đồng bảo tồn rừng
 
Tại khu vực rừng Vân Hồ, 95% dân số là đồng bào Mông với cuộc sống gắn liền với rừng từ nhiều đời, từ sinh kế đến lối sống. Trước đây, đồng bào Mông sống trên núi cao, phát nương làm rẫy, khi đất bạc màu thì chuyển đến khu vực khác. 
 
Người Mông luôn chọn rừng để bắt đầu cuộc sống vì họ quan niệm có rừng là có đất tốt để canh tác. Họ cũng thu hái nhiều lâm sản ngoài gỗ như măng rừng, nấm, cây thuốc và săn bắn các loài thú nhỏ. Ngoài ra, văn hóa lấy gỗ làm nhà và sử dụng củi làm phương thức nấu nướng, sưởi ấm vô tình làm ảnh hưởng đến chất lượng rừng.
 
Ngày nay, người dân có ý thức hơn về sự cần thiết của rừng với đời sống và cũng hiểu biết hơn về các chính sách pháp luật liên quan đến bảo vệ rừng.
 
 Tuy nhiên, cộng đồng cần có thời gian và sự hỗ trợ để có thể bảo vệ những cánh rừng vốn gắn bó mật thiết với cuộc sống và sinh kế của họ. 
 
Một trong những hoạt động gắn chặt với cộng đồng trong 2 năm tới là khoảng 500 học sinh tại Vân Hồ sẽ tham gia tạo “bom hạt” để giúp phục hồi 100ha rừng tự nhiên. 
 
Bom hạt là mô hình mới đang được một vài dự án thử nghiệm tại VN với hạt giống cây rừng bản địa chất lượng tốt được thu gom và vùi trong một quả bóng đất.
 
Hoạt động làm bom hạt được lồng ghép dưới dạng ngoại khóa trong nhà trường, bằng tiếng Mông, để nâng cao nhận thức cho học sinh về giá trị của rừng và bảo tồn thiên nhiên. 
 
Ông Nguyên cho biết PanNature có cử cán bộ dự án cùng người dân đi thu gom hạt trong rừng. 
 
Bom hạt chứa hạt mầm nằm ngủ bên trong, để tránh bị côn trùng ăn hoặc bị thối hỏng, sẽ phơi khô, được các học sinh và khách du lịch cộng đồng giúp phát tán tại các điểm rừng nghèo kiệt theo các nhóm nhỏ, với sự hỗ trợ của các thầy cô và tình nguyện viên địa phương. Đến mùa, mưa sẽ đánh thức hạt. Hạt đủ điều kiện sẽ nảy mầm.
 
Trong hoạt động này, con người thay chim và các động vật nhỏ phát tán hạt theo kiểu “có mục đích và chọn lọc hơn”: quăng hạt ở những nơi cần phục hồi. 
 
Nếu để tự nhiên làm việc của mình, thời gian phục hồi của rừng sẽ lâu vì chỉ một số ít hạt mọc thành cây và tỉ lệ cây sống sót thành cây trưởng thành do quy luật tự nhiên sẽ nhỏ. Tác động của con người sẽ đẩy nhanh tốc độ phục hồi, đảm bảo tỉ lệ sống của cây cao hơn.
 
Dự án cũng trồng 10.000 cây bản địa đa mục đích để phủ xanh 20ha rừng Vân Hồ với sự huy động và điều phối của hội phụ nữ và đoàn thanh niên ở 6 bản. 
 
Lá[-]phiếu[-]cộng[-]đồng[-]cho[-]dự[-]án[-]phục[-]hồi[-]rừng
Phục hồi rừng Vân Hồ cũng giúp bảo vệ mái nhà cho quần thể vượn đen má trắng nguy cấp thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nhiều loài động vật khác trong rừng nhờ đó cũng được “an cư”. Ảnh: PanNature
 
Giống cây được cung cấp bởi vườn ươm của dân bản địa. Với sự hỗ trợ từ dự án, vườn ươm cộng đồng sẽ nhân giống các loài cây rừng vốn không có sẵn trên thị trường. 
 
Du khách có thể mua cây tại đây, tự tay trồng cây khi tham gia tour du lịch “Đi và trồng rừng” được thiết kế bởi dự án. Như vậy, không chỉ cộng đồng có thêm sinh kế, khách du lịch cũng được truyền cảm hứng và trực tiếp góp phần phục hồi rừng.
 
Những cây bản địa như trám, dổi là những loại quả, gia vị đặc sản của miền núi hiện có giá rất tốt trên thị trường. Giá trám là 15.000 đồng/kg, còn hạt dổi, được gọi là vàng đen Tây Bắc, là gia vị không thể thiếu để tạo nên hương vị Tây Bắc cho thịt trâu, thịt lợn gác bếp có giá đến 800.000 đồng/kg.
 
 PanNature hy vọng trong vòng 5 năm, 80% hộ gia đình tại xã Vân Hồ sẽ được cải thiện sinh kế nhờ nguồn lâm sản ngoài gỗ này. Cùng với các đối tác khác, PanNature cũng tìm cách hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương, các tổ chức cộng đồng thúc đẩy phát triển thương hiệu, quảng bá và tìm thị trường cho các sản phẩm đó. 
 
(*) INSPiRE VIETNAM là 1 trong 2 dự án đến từ châu Á và là đại diện duy nhất của VN lọt vào vòng bình chọn cuối cùng trong hạng mục rừng để tranh giải thưởng của EOCA. 
 
HỒNG VÂN
(Nguồn: TTCT)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI