Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Bom mìn chiến tranh: Trăm năm chưa dọn sạch...
(09:24:57 AM 15/12/2012)
Một trong những tác hại vẫn ngày ngày sát thương và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội, an ninh, trật tự, môi trường và tính mạng, tài sản, đời sống của người dân Việt Nam chính là ô nhiễm bom mìn, vật nổ.
Theo thống kê, bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam có tại tất cả các tỉnh, thành phố với hàng trăm chủng loại khác nhau.
Tổng diện tích bị ô nhiễm bom mìn lên tới 6.6 triệu ha, chiếm khoảng 20,12% diện tích cả nước. Ước tính, để dọn sạch bom mìn, vật liệu nổ trên toàn quốc sẽ phải mất hàng trăm năm với kinh phí lên tới khoảng 10 tỷ USD.
Mỗi năm Chính phủ Việt Nam phải chi hàng nghìn tỷ đồng cho rà phá bom mìn, cấp cứu, hỗ trợ nạn nhân.
Từ năm 1975 đến nay, bom mìn còn sót lại sau chiến tranh đã làm hơn 40.000 người bị chết và 60.000 người bị thương, trong đó phần lớn là người lao động và trẻ em ở nông thôn.
Chỉ tính riêng ở 6 tỉnh miền trung gômg Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi đã có trên 22.800 nạn nhân của bom mìn. Trong đó, đã có 10.540 người chết và 12.260 người bị thương.
Đẩy mạnh tuyên truyền trong khắc phục hậu quả
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Ông Bùi Hồng Lĩnh nhận định: “Hậu quả của bom mìn sót lại sau chiến tranh là rất năng nề, rất tàn khốc, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đến an toàn sinh mạng, đến phát triển kinh tế -xã hội và xóa đói giảm nghèo.
Thực tế, những nỗ lực của Chính phủ và nhân dân Việt Nam là rất lớn, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025” (gọi tắt là Chương trình 504).
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh cũng nhận định rằng, công tác khắc phục hậu quả bom mìn hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu. Nguyên nhân chính, không chỉ vì chưa đủ nguồn lực, mà còn vì khối lượng bom mìn sót lại quá lớn, không đủ cơ sở điều tra.
Mặt khác, bom mìn vẫn gây ra những vụ việc thương tâm, sát thương gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội, an ninh, trật tự, môi trường và tính mạng, tài sản, đời sống của người dân Việt Nam còn là do người dân chưa được cập nhật đầy đủ thông tin.
Việc tuyên truyền, huấn luyện phòng tránh đối với người dân chưa được cụ thể và hiệu quả. Nạn nhân của hậu quả bom mìn còn nhiều, chưa được giúp đỡ để mưu sinh và hòa nhập cộng đồng
Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cũng nhấn mạnh: “Kinh nghiệm từ các nước cho thấy cần phải lồng ghép các chương trình rà phá bom mìn vào quy hoạch phát triển. Cụ thể, cần lồng ghép nội dung về nguy cơ bom mìn vào các giáo trình giảng dạy và các sáng kiến giáo dục cộng đồng để ngăn ngừa thương vong, kết hợp hỗ trợ cho nạn nhân của bom mìn trong các chương trình phục hồi chức năng và trợ cấp xã hội...”
Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ đa phương của UNDP và UNICEF trong việc khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Nhật Bản đã hỗ trợ 11,2 triệu USD để phục hậu quả bom mìn tại Quảng Trị, Mỹ đã hỗ trợ 12 triệu USD để rà soát, điều tra bom mìn tại 6 tỉnh miền trung.
Sắp tới, Việt Nam sẽ huy động thêm được sự tài trợ về tài chính và kỹ thuật của các Đại sứ quán Anh, Mỹ, Na Uy, Ireland, Nhật Bản… để thực hiện tốt hơn nữa công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.
Mục tiêu của "Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025" (gọi tắt là Chương trình 504) là huy động nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu và tiến tới khắc phục ảnh hưởng của bom mìn; phục vụ phát triển kinh tế- xã hội; bảo đảm an toàn cho nhân dân; giúp đỡ nạn nhân bom mìn hòa nhập đời sống xã hội.
Dự kiến của chương trình 504 đến năm 2015 cần huy động khoản kinh phí khoảng 14 nghìn tỷ VNĐ (tương đương 700 triệu USD), trong đó mong muốn vận động tài trợ quốc tế (kể cả ODA) vào khoảng gần 300 triệu USD./.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.