Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Bộ trưởng Thăng và Cục trưởng C67 tranh luận "nóng bỏng" về... xã hội đen
(21:04:13 PM 01/08/2014)
Đoàn xe quá tải "ung dung" chạy lên cao tốc Nội Bài - Lào Cai đang thi công, sử dụng bảo kê dẫn đường, và trấn áp bảo vệ công trường
Nội dung được cho là nổi cộm nhất tại cuộc họp Thường trực tháng 8 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGT) sáng nay 1/8 là vấn đề tiêu cực trong kiểm soát tải trọng xe và tình trạng xã hội đen ở nhiều địa phương đang bảo kê, dẫn đường cho xe quá tải, quá khổ diễn ra nghiêm trọng trên một số tuyến đường bộ hiện nay.
Với tình hình này, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng - Phó Chủ tịch Thường trực UBATGTQG - yêu cầu phải có các giải pháp mạnh tay để chống tiêu cực trong kiểm soát tải trọng xe, trong chú trọng đến vấn đề con người, cụ thể là CSGT và TTGT làm nhiệm vụ tại các trạm cân, tránh gây “xói mòn” lòng tin của nhân dân.
Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh, xã hội đen dẫn đường cho xe quá tải, móc nối làm luật, bảo kê và môi giới dẫn xe quá tải tránh trạm cân; trong khi đó một bộ phận lực lượng CSGT và TTGT làm nhiệm vụ kiểm soát tải trọng có hành vi tiếp tay và móc nối tạo ra tiêu cực.
Sau chỉ đạo của Bộ trưởng Đinh La Thăng và những phát biểu của đại diện Cục Đăng kiểm, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cuộc họp thực sự “nóng” lên khi đại diện Bộ Công an bày tỏ quan điểm về những nội dung liên quan.
Đại tá Trần Sơn Hà - Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt (C67) - Bộ Công an - cho biết, CSGT ở các địa phương còn rất nhiều việc khác phải làm chứ không chỉ có nhiệm vụ ở các trạm cân xe. Theo Đại tá Trần Sơn Hà, việc Bộ GTVT chỉ căn cứ vào những báo cáo một chiều của ngành mình để đưa ra đánh giá về trách nhiệm của lực lượng thực thi công vụ là chưa ổn. Ông Hà kiến nghị cần có cuộc họp liên ngành với sự chủ trì của lãnh đạo 2 Bộ Công an và GTVT để kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm của mỗi bên.
Nói về tình trạng xã hội đen “yểm trợ” cho xe quá tải, Cục trưởng C67 phản biện: "Thế nào là xã hội đen? Cứ nói mồm thế. Xã hội đen là khống chế hoàn toàn chính quyền địa phương hoặc một đơn vị nào đó. Xã hội đen là tập thể và phải có tổ chức, chứ một đối tượng không thể gọi là xã hội đen được mà chỉ là cò mồi". Ông Hà cho rằng Bộ GTVT đưa vào văn bản báo cáo Chính phủ và dùng từ xã hội đen là chưa cần thiết.
Ông Trần Sơn Hà cho biết, sau buổi làm việc với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Đinh La Thăng chiều 31/7, C67 sẽ kiểm điểm toàn bộ những cá nhân làm nhiệm vụ trên các tuyến đường để xảy ra “bỏ lọt” xe quá tải, nếu phát hiện cá nhân nào có hành vi vi phạm thì sẽ thay ngay.
Trước ý kiến của Cục trưởng C67, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết cuộc họp sơ kết liên Bộ Công an và GTVT để kiểm điểm đã được chuẩn bị từ lâu, nhưng do Bộ Công an không thu xếp được thời gian nên cuộc họp vẫn chưa thể diễn ra.
Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá cao những nỗ lực của lực lượng CSGT khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tải trọng xe. Tuy nhiên người đứng đầu ngành GTVT một lần nữa khẳng định tiêu cực tại các trạm cân của CSGT và TTGT là có. Vậy nên mới có chuyện để yên cho xe quá tải vô tư chạy từ Nam ra Bắc. Theo ông Thăng, xe quá tải trọng ai nhìn thấy cũng biết, người dân bức xúc, báo chí phản ánh, nhưng chỉ lực lượng làm nhiệm vụ ở các trạm cân là không biết gì.
Riêng về lập luận thế nào là "xã hội đen" của Cục trưởng C67, Bộ trưởng Đinh La Thăng thẳng thắn: “Tôi không nắm rõ định nghĩa về xã hội đen của các anh, nhưng chuyện chỉ cần dán một phù hiệu lên xe là chạy vô tư mà không bị ai kiểm soát là xã hội gì? Phù hiệu không phải của Bộ Giao thông, không phải của Bộ Công an, mà của một cá nhân dán lên xe là đi được, hành vi này nằm ngoài hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Tôi xin báo cáo với anh Hà, chỉ cần một lực lượng bảo kê, dẫn đường là cả đoàn xe ung dung đi, cả chính quyền và lực lượng công an, thanh tra tê liệt không làm được gì. Cả đoàn trăm cái xe được chụp ảnh lại, có biển số xe, có phù hiệu hẳn hoi mà các anh vẫn bảo là không có, không biết gì? Xã hội đen hay không xã hội đen thì xin Bộ Công an cho ý kiến!”.
Thêm một lần nữa “báo cáo” Cục trưởng C67, Bộ trưởng Đinh La Thăng đề cập đến việc lực lượng CSGT làm việc tại một trạm cân ở tỉnh Hậu Giang hôm qua (31/7). Sau khi đưa xe vào trạm cân, thấy xe chở đủ tải trọng thì lực lượng CSGT lại tìm bằng được lỗi để phạt nhà xe khi truy phanh, kích xe để xem có bị dơ không…
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, nếu lực lượng công vụ làm không nghiêm túc, không cẩn thận thì sẽ dẫn đến việc pháp luật thực thi không đúng và chủ xe sẽ “manh động” vì không thể chịu được việc bị phạt trong khi mình không sai.
Đoàn xe quá tải rầm rập chạy trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai gần 2 tháng nay, nhưng lực lượng CSGT không hay biết?!
Ông Lê Thanh Hà - Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) - khẳng định, tiêu cực trong việc kiểm soát tải trọng xe là rõ ràng. Bằng chứng là lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) thấy xe vi phạm nhưng không dừng xe để kiểm tra hoặc cố tình làm ngơ, thậm chí hiện tượng xử lý “mồi” cũng đang diễn ra phổ biến (cả đoàn xe nhưng chỉ dừng kiểm tra 2-3 xe chạy đầu tiên không vi phạm, những xe còn lại vi phạm tải trọng thì cho qua - PV).
Một dẫn chứng khác được Chánh Thanh tra Bộ nêu lên thời gian kiểm soát tải trọng xe tại các trạm liên ngành. Theo quy định, thời gian các trạm kiểm soát tải trọng xe phải hoạt động là 24/7, nhưng ở nhiều địa phương thời gian hoạt động của trạm cân liên ngành CSGT và Thanh tra giao thông (TTGT) rất thấp và hoạt động kiểm soát tải trọng không hiệu quả. Đơn cử như tại tỉnh Lạng Sơn thời gian trạm cân hoạt động chỉ 2,26%, tỉnh Cao Bằng là 5,41%, tỉnh Thái Nhuyên là 6,01% và tỉnh Tây Ninh là 18,11%...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.