»

Thứ bảy, 02/11/2024, 10:35:54 AM (GMT+7)

Khách hàng khắp nơi tố FE Credit quấy rối, đòi nợ kiểu xã hội đen

(23:52:14 PM 29/05/2018)
(Tin Môi Trường) - Cái tên FE Credit liên tục được nhắc tới gần đây khi vướng vào những lùm xùm quấy rối khách hàng, thu phí thẻ tín dụng không kích hoạt và đòi nợ nhầm người.

Mới đây nhất, công ty tài chính này được nhắc tới trong vụ hàng loạt khách hàng tố bị lừa vay trả góp khi mua mỹ phẩm Deaura. Thậm chí, nhiều khách hàng còn tố công ty này đã quấy rối và đe dọa khách hàng để đòi nợ.


Bị tố “liên kết lừa đảo” với Deaura
 
Theo đó, các khách hàng cho biết đã bị dụ dỗ ký vào hợp đồng mua bán trả góp bộ sản phẩm mỹ phẩm Deaura trị giá 43 triệu đồng. Khi đọc lại hợp đồng đã ký, nhiều người mới biết mình đã đứng tên vay từ công ty tài chính FE Credit chứ không như lời nhân viên nói, mang hàng về dùng không hợp có thể trả lại.
 
Trong khi nhiều khách hàng chỉ là lao động tự do không có thu nhập ổn định nhưng được điền vào hồ sơ là người có thu nhập cao để được duyệt vay tiền. Khi không có đủ khả năng chi trả những khách hàng này đã bị gọi điện quấy rối và đe dọa để đòi nợ.
 
Khách[-]hàng[-]khắp[-]nơi[-]tố[-]FE[-]Credit[-]quấy[-]rối,[-]đòi[-]nợ[-]kiểu[-]xã[-]hội[-]đen
Bộ sản phẩm mỹ phẩm Deaura trị giá 43 triệu đồng trong vụ việc. Ảnh: PNO.
 
Sau khi tiếp nhận hàng loạt phản ánh từ khách hàng, cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định sẽ đưa hoạt động của công ty tài chính này vào kế hoạch thanh tra trong năm 2018.
 
Doanh nghiệp này sau đó đã xác nhận có gói cho vay mua mỹ phẩm Deaura của Công ty TNHH Venesa bị phản ánh. Tuy nhiên, lãnh đạo công ty này cho biết quá trình thẩm định, cho vay đều đúng quy trình như các khoản vay tiêu dùng khác. Công ty này cũng cho biết sẽ kiểm tra lại quá trình phê duyệt hồ sơ vay nếu phát hiện bất kỳ nhân viên vi phạm quy định sẽ xử lý nghiêm, đồng thời sẽ xem xét hủy hợp đồng vay để hỗ trợ khách hàng.
 
Mua sim, mua luôn cả nợ
 
Đầu tháng 5 vừa qua, nhiều khách hàng cũng đã phản ánh về việc bỗng nhiên nhận được các cuộc gọi từ công ty tài chính để đòi nợ dù không hề có khoản vay nào tại công ty này.
 
"Họ liên tục yêu cầu mình trả một khoản nợ mà mình không hề biết tới, và khẳng định đây là khoản nợ của chính chủ thuê bao, còn dọa sẽ kiện nếu không trả", anh N. Tuấn (Đống Đa, Hà Nội) nói.
 
Theo anh này, vào tháng 4 trước đó, mỗi ngày anh phải nhận tới 5-6 cuộc gọi từ công ty trên với đủ nội dung từ thuyết phục, dọa nạt rồi giải thích về khoản nợ trên trời. Tới giữa tháng 5 khi anh này khẳng định mình không hề vay tiền có những cuộc gọi xin lỗi vì nhầm người nhưng vẫn có những cuộc gọi lặp lại thông điệp cũ, doạt nạt yêu cầu trả nợ.
 
Khách[-]hàng[-]khắp[-]nơi[-]tố[-]FE[-]Credit[-]quấy[-]rối,[-]đòi[-]nợ[-]kiểu[-]xã[-]hội[-]đen
 
Một nữ khách hàng tên T. (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng rơi vào tình trạng tương tự khi bị nhân viên công ty này gọi điện yêu cầu thanh toán khoản nợ do Trần Thị Kim Phượng đứng tên. Dù đã giải thích không phải và không liên quan tới người tên Phượng, nhưng chị T vẫn liên tục bị gọi điện để đòi nợ.
 
Sau nhiều lần phản hồi, doanh nghiệp đã xác nhận và xin lỗi chị T. vì sự nhầm lẫn trong quá trình đối chiếu số điện thoại, nhưng sau đó chị này vẫn nhận được các cuộc gọi siết nợ.
 
Về việc khách hàng phản ánh bị nhân viên công ty tài chính gọi điện đòi nợ liên tục, lãnh đạo công ty này mới đây cũng thừa nhận một số nhân viên có hành vi quấy rối khách hàng liên tục qua điện thoại là vi phạm quy định về quy tắc ứng xử đối với khách hàng.
 
Chia sẻ, phía nhà mạng cũng cho rằng các trường hợp này chủ yếu là khách hàng sử dụng lại số thuê bao của chủ cũ đang vay nợ (thuê bao đã hủy và khởi tạo phát hành mới). Nhà mạng cũng đưa ra nguyên nhân có thể khách hàng bị người khác lấy thông tin cá nhân để cung cấp cho ngân hàng khi thực hiện các thủ tục vay nợ, với vai người liên quan (ngân hàng không xác minh lại thông tin người thân trước khi vay).
 
Bỗng dưng mang danh nợ xấu, nợ phí
 
Đầu tháng 5 một số khách hàng tại Đà Nẵng cũng đã phản ánh về việc được công ty tài chính này mở thẻ tín dụng quốc tế (mastercard) miễn phí, chưa kích hoạt nhưng vẫn bị đòi phí.
 
Theo đó, chị N. T. cho biết hơn 1 năm trước, cha chị cùng một số người khác được nhân viên công ty tài chính tới tận nhà tư vấn mở thẻ tín dụng miễn phí. Khi nhận thẻ, các khách hàng này không hề kích hoạt, có lần nhân viên công ty này gọi điện mời kích hoạt nhưng khách hàng không làm vì chưa có nhu cầu. Tuy nhiên, đến tháng 2 vừa qua, một số người bất ngờ nhận được hàng chục cuộc gọi mỗi ngày đòi phí duy trì thẻ tín dụng.
 
"Công ty này cũng gửi phiếu nợ tiền phí tới nhà, với số tiền 230.000 đồng, gồm phí duy trì thẻ 100.000 đồng, còn lại là tiền lãi chậm nộp. Dù nhiều lần gọi điện tới tổng đài của công ty này nhưng đều báo đường dây có vấn đề, nghe không rõ", chị T. cho hay.
 
Anh Đ. T. Tuấn (Đồng Nai) thậm chí khốn khổ hơn khi trở thành người mang nợ xấu chỉ vì nợ phí thẻ tín dụng. Anh này cho hay, năm 2014, anh cũng được FE Credit cấp thẻ tín dụng miễn phí, với hạn mức 30 triệu đồng. Khi đó, nhân viên nói được miễn phí 2 năm đầu, không dùng thì huỷ cũng được nên anh chấp nhận. Sau đó, nhân viên mở thẻ gọi điện cho anh và đọc 4 số cuối của thẻ nhờ kích hoạt. Từ đó tới nay, anh Tuấn vẫn chưa hề nhận được thẻ.
 
Đến cuối năm 2017 khi đi vay vốn ngân hàng anh mới phát hiện mình có khoản nợ xấu hơn 1,8 triệu đồng. Tìm hiểu anh mới phát hiện đây là khoản nợ phí và tiền lãi chậm nộp của chiếc thẻ tín dụng mở cách đây gần 4 năm. Trong khi đó, anh này và người thân không hề nhận được bất kỳ thông báo tiền phí nào từ phía công ty phát hành thẻ.
 
Anh Tuấn sau đó đành ngậm ngùi đóng 1,8 triệu đồng tiền phí nhưng hồ sơ vay vốn của anh vẫn phải gắn mác nợ xấu thêm 5 năm nữa.
FE Credit: "Khiếu nại chiếm tỷ lệ rất nhỏ" 
 
Trao đổi, FE Credit cho biết hiện có 4 triệu khoản vay với 7 triệu khách hàng.
 
"Với quy mô ấy, không thể tránh khỏi việc xuất hiện một số khiếu nại liên quan đến vấn đề bán hàng, thu hồi nợ. Tuy nhiên, các khiếu nại chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với số lượng khách hàng mà FE Credit đang phục vụ", đại diện công ty tài chính nói.
 
Doanh nghiệp cho biết đã tích cực rà soát lại công tác bán hàng cũng như thu hồi nợ để đảm bảo đúng pháp luật, tránh gây hiểu lầm từ phía khách hàng.
 
Theo đó, số lượng khiếu nại của khách hàng tại FE Credit đã giảm mạnh.
 
Công ty tài chính này cũng cam kết sẽ cương quyết điều chỉnh và thắt chặt hơn quy trình cho vay, quy trình thu nợ và giải quyết khiếu nại; nhanh chóng xem xét lại các vấn đề như khách hàng đã phản ánh trong thời gian tới.
 
Đối với những trường hợp nhân viên vi phạm quy định và quy tắc ứng xử của công ty sẽ bị xử lý nghiêm.
(Theo Zing)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khách hàng khắp nơi tố FE Credit quấy rối, đòi nợ kiểu xã hội đen

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

Tin Môi Trường
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI