Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Bộ trưởng Bộ Y tế: “Không để tình trạng một xô nước rửa hàng trăm cái bát”
(15:43:52 PM 14/01/2013)
Nữ Bộ trưởng nhận nhiều câu hỏi thẳng thắn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” tối 13/1, ngay sau chuyến “thị sát” chợ Đồng Xuân (Hà Nội) cùng Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát ngày 5/1 vừa qua.
Trước câu hỏi “xoáy” về việc sao không chọn chợ cóc để kiểm tra mà lại chọn những nơi có điều kiện kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tương đối tốt, những cửa hàng đã đăng ký thương hiệu, có uy tín, được kiểm định từ lâu, Bộ trưởng Y tế thừa nhận các địa điểm mà hai Bộ trưởng đích thân thị sát không đại diện hết cho các cơ sở sản xuất, phân phối thực phẩm. Bức tranh mà hai Bộ trưởng nhìn thấy không hẳn đã phản ánh đầy đủ toàn bộ thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Kết quả chuyến thị sát vừa qua, theo đó, không mang tính đại diện. Bà Tiến cho rằng, phải khảo sát hàng trăm cửa hàng, lấy hàng trăm ngàn mẫu thì mới có thể phản ánh được thực trạng vấn đề của vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế khẳng định, chuyến khảo sát này sẽ mở đầu cho một cuộc thanh tra, kiểm tra toàn diện từ Trung ương đến địa phương. Đây là 1 trong 3 hoạt động chính trong tháng cao điểm an toàn thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán, được Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT phối hợp triển khai.
Theo đó, các ngành chức năng sẽ lập 8 đoàn thanh tra, kiểm tra của Trung ương đi kiểm tra tại 24 tỉnh thành có nguy cơ cao về mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời tất cả các tỉnh, thành phố cũng sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra từ tỉnh cho tới các xã, phường. Các cơ quan chức năng sẽ tiến hành hàng ngàn cuộc thanh tra, kiểm tra với hàng trăm nghìn mẫu vật, từ đó đánh giá tương đối đầy đủ thực trạng an toàn thực phẩm, cảnh báo người dân và triển khai các giải pháp theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho người dân có những bữa ăn an toàn trong dịp Tết.
Nói về việc “vi hành” thực sự theo hướng cải trang, lặng lẽ đi kiểm tra để nắm bắt tình hình thực tiễn, Bộ trưởng Tiến cho biết, là phụ nữ, cũng là một người dân bình thường, bà đã nhiều lần đi chợ (từ chợ đầu mối đến các chợ bán lẻ, từ chợ cóc đến các siêu thị, từ các cơ sở sản xuất đến các cửa hàng ăn) để lựa chọn những thực phẩm sạch và cũng tránh những nơi có nghi ngờ.
“Chúng ta ra chợ không biết sản phẩm nào là sạch, sản phẩm nào là an toàn, thì nói gì đến người dân” – nữ Bộ trưởng trao đổi thẳng thắn.
Một vấn đề khác đặt ra với Bộ trưởng Y tế là việc triển khai kiểm soát thức ăn đường phố khi Thông tư 30 về nội dung này cho Bộ ban hành sắp có hiệu lực (từ 20/1 tới), đang gây không ít băn khoăn về tính khả thi.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Thông tư ra đời không có nghĩa là sẽ cấm kinh doanh trên đường phố vì dịch vụ này vẫn có nhiều ưu điểm như giá cả phải chăng, dễ tiếp cận, giải quyết việc làm cho một bộ phận người dân. Tuy nhiên, hiện tượng thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm hiện rất phổ biến, ẩn chứa nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao và có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của người dân. Thông tư 30 sẽ là hành lang cơ bản để chúng ta tiến tới việc thức ăn đường phố phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân.
“Rõ ràng không thể để tồn tại những hiện tượng như quán cóc nằm ngay trên cống thoát nước, một xô nước rửa hàng trăm cái bát, hàng trăm đôi đũa. Phải đảm bảo những điều kiện tối thiểu về an toàn vệ sinh” - Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.