Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Báo động đỏ sách lậu biến tướng
(09:30:44 AM 30/05/2012)
Ông Phạm Quốc Chính, Phó Cục trưởng Cục xuất bản đã có cuộc gặp gỡ với báo chí sau khi đoàn thanh tra của Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện thanh tra đột xuất 4 cơ sở phát hành sách trong tuần qua, đã phát hiện nhiều cuốn sách lậu, có nội dung thông tin sai.
Hàng chục đầu sách trong đợt kiểm tra vừa qua được thu hồi là sách du lịch, từ điển. Đây là loại sách có tính chất tra cứu, bỏ túi, được độc giả mang theo trên đường dài và di chuyển qua nhiều vùng đất, quốc gia. Phần lớn đối tượng độc giả của loại sách này hiện nay là những người nước ngoài du lịch tại Việt Nam. Họ mua sách, tìm kiếm thông tin và có thể sẽ tiếp tục mang những cuốn sách này về nước, tặng bạn bè sử dụng tiếp, hoặc mang tới nhiều quốc gia khác.
Thông tin trên sách cho thấy, hầu hết các cuốn sách do Nhà xuất bản Lonely Planet Singapore thực hiện, được in tại Trung Quốc và Singapore.
|
Một số đầu sách lậu có nội dung sai phạm vừa được thu hồi trong đợt thanh tra |
Phóng viên có cuộc trao đổi thêm với ông Phạm Quốc Chính.
Thưa ông, việc phát hiện ra những đầu sách này đang lưu hành trên thị trường đã được cơ quan chức năng tiến hành ra sao?
- Qua các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, in, phát hành, đã có những thông tin về việc phát hành sách có nội dung vi phạm pháp luật của cơ sở phát hành. Việc thực hiện thanh tra đột xuất để xác định nguồn gốc, xuất xứ, thu giữ xuất bản phẩm vi phạm và xử lý cơ sở phát hành theo luật định.
Vấn đề in, phát hành sách lậu đang diễn biến rất phức tạp. Nhiều nhà sách phát hành sách không rõ nguồn gốc, tiếp tay cho đối tượng in lậu. Khi thanh tra phát hiện và thu hồi thì sách in lậu, không rõ nguồn gốc chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể - vì mỗi đầu sách, nhà sách chỉ bày bán từ 2 - 3 bản. Nhưng khi, trong vai người mua sách hỏi mua, người bán hàng cho biết, "chỉ chờ 5 phút sẽ có thể giao ngay 100 cuốn".
Những cuốn sách mà chúng tôi thu hồi được đợt này là sách in lậu từ bản gốc có xuất xứ nước ngoài. Hiện tại cơ quan điều tra chưa biết các bản gốc này vào Việt Nam bằng con đường nào: qua khách du lịch hay qua việc nhập khẩu sách. Qua công tác nắm tình hình, được biết số sách lậu này in trong miền Nam và chuyển ra miền Bắc tiêu thụ. Sai phạm chính về nội dung được phát hiện là sách in bản đồ Việt Nam, nhìn trực quan không có các vùng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vùng biển cũng được chú thích là biển Nam Trung Hoa chứ không phải là biển Đông.
Mua một cuốn sách không được kiểm định, có nội dung sai, có thể khiến người đọc nghĩ sai, hiểu sai và truyền đạt lại thông tin sai. Ông có nhận định gì về tác hại hiện tại cũng như lâu dài của những cuốn sách lậu này khi đến tay người đọc?
- Việc 1 cuốn sách đưa thông tin sai về lịch sử và địa lý là rất nguy hại, vì các cuốn sách này có thể đi vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, tới trường học, có thể nằm trong những tủ sách đâu đó đến hàng chục năm sau và là một nguồn tra cứu thông tin hay được sử dụng.
Hiện tại những cuốn sách này đang được bán nhiều ở cửa hàng sách, đặc biệt là ở những cửa hàng, quầy sách thuộc địa bàn du lịch. Khách hàng đa số là người nước ngoài. Họ mua những cuốn sách này ở Việt Nam và mang tới nhiều nơi khác.
Phương án xử lý từ phía Cục xuất bản như thế nào, thưa ông?
Sau đợt kiểm tra, Cục xuất bản sẽ có văn bản giử tới các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố đề nghị thanh, kiểm tra để thu giữ và xử lý những cơ sở phát hành có bày bán các loại sách trên; tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện và xử lý cơ sở in thực hiện in lậu; đối với các đơn vị có chức năng nhập khẩu xuất bản phẩm, Cục Xuất bản yêu cầu cần chấn chỉnh lại các hoạt động nhập khẩu, nhất là viêc thẩm định xuất bản phẩm nhập khẩu xuất bản phẩm trước khi phát hành,không để sót, lọt xuất bản phẩm có nội dung vi phạm pháp luật lưu hành trên thị trường.
Ngoài việc tìm tận gốc nơi in và nguồn nhập khẩu những cuốn sách này, việc xử lý sai phạm các nhà phát hành sẽ như thế nào? Ngoài bộ sách lậu vừa thu hồi, thì việc các đầu sách không rõ nguồn gốc được bày bán công khai trong các cửa hàng sách là một hiện tượng xảy ra nhiều năm nay. Có thể yêu cầu đóng cửa, dừng kinh doanh một thời gian với các chủ kinh doanh thiếu trách nhiệm này không?
- Việc thanh tra, kiểm tra thu hồi, xử lý xuất bản phẩm vi phạm pháp luật phải tuân thủ quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chế tài xử lý các hành vi vi phạm kể trên còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối tượng vi phạm. Mức xử phạt vi phạm hành chính cho việc phát hành sách không rõ nguồn gốc từ 3 đến 5 triệu đồng - thường thì chỉ phạt 3,5 đến 4 triệu chứ không mấy khi phạt mức tối đa. Đã đến lúc, cần có biện phát quản lý mạnh mẽ hơn để các cơ sở phát hành phải tự giác tuân thủ qui định của pháp luật. Như thu hồi giấy phép kinh doanh, không cho phép tiếp tục kinh doanh mặt hàng đã vi phạm.
Nhiều người dân kinh doanh không có hiểu biết và nhận thức về pháp luật. Làm sách lậu thì một vốn bốn lời, họ in tất cả những gì có khả năng bán được trên thị trường. Người bán sách chỉ biết bán các ấn bản phẩm kí gửi để thu lợi nhuận. Ai kí gửi cũng được, nhận hết. Họ thiếu trách nhiệm, không cần biết nội dung mình đang bán cái gì, lấy nguồn ở đâu.
Ngành kinh doanh sách hiện nay đang có nhiều bất cập, cụ thể là người kinh doanh chân chính thì thiệt thòi hơn so với các đối tượng kinh doanh bất hợp pháp. Ông có suy nghĩ nào về hướng xử lý cho những bất cập này?
Xã hội đang có nhiều bất cập trong nhiều ngành nghề, chủ yếu là do đồng tiền làm mờ mắt người kinh doanh, dẫn đến thiệt hại về nhiều mặt cho người tiêu dùng và xã hội.
Cần thiết phải xây dựng các chế tài xử phạt đủ mạnh để quản lý kinh tế thị trường bằng các công cụ tài chính chứ không thể trông chờ vào ý thức, đạo đức kinh doanh, nghề nghiệp.
Hiện nay các chế tài xử phạt các đối tượng vi phạm vẫn còn quá nhẹ, chưa hiệu quả. Chế tài xử phạt phải làm cho người kinh doanh thấy rõ rằng, nếu làm sai, thiếu trách nhiệm thì sẽ bị thiệt hại nặng về kinh tế. Thiệt hại này phải lớn hơn nhiều so với khoản thu bất chính mang lại. Làm sao để có những so sánh rõ ràng về kinh tế, rằng người tuân thủ pháp luật phải được lợi hơn những đối tượng vi phạm pháp luật.
Xin cảm ơn ông!
|
|
|
|
|
Thông tin về xuất xứ của bản gốc trên các đầu sách lậu |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.