Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Bảo đảm quyền lợi người dân trong triển khai dự án du lịch sinh thái Ganesa
(12:26:40 PM 20/06/2013) Đây là dự án có quy mô lớn được triển khai tại huyện Thuận Bắc cũng như tại tỉnh Ninh Thuận, hứa hẹn góp phần làm đổi thay kinh tế, xã hội của địa phương. Tuy nhiên sau hơn 3 năm, mọi việc không diễn ra như mong đợi bởi những vướng mắc rất quen thuộc - đó là việc hỗ trợ, đền bù đất cho người dân.
Hiện còn hơn 50 hộ có đất nằm trong dự án với tổng diện tích hơn 48 ha nhưng không nhận được kinh phí hỗ trợ, đền bù từ chủ đầu tư. Nguyên nhân do diện tích đất này được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (Sở Tài nguyên và Môi trường) đo đạc, quy chủ, đã kết luận là đất rừng do Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Trâu quản lý. Nhiều hộ không đồng ý với kết luận trên và cho rằng đất này do họ tự khai hoang từ trước năm 1975. Các hộ đã thực hiện canh tác nhưng do là đất đồi núi, canh tác khó nên đồng bào không tập trung sản xuất thường xuyên và các hộ cũng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thêm vào đó, khi công trình thủy lợi hồ Sông Trâu được xây dựng, Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Trâu đã khuyến khích người dân trồng rừng trên diện tích đất để được hưởng lợi từ rừng.
Ông Võ Chi, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc cho biết: Thực hiện chỉ đạo của tỉnh giải quyết vướng mắc trên, UBND huyện đã thành lập đoàn kiểm tra, rà soát hơn 48 ha đất thu hồi để tiến hành giai đoạn 1 của dự án xây dựng khu du lịch sinh thái. Kết quả rà soát cùng với nhiều cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người dân, chính quyền địa phương, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của huyện cho thấy: Trong số hơn 48 ha đất trên có 40,7 ha là đất của dân, còn lại là đất đồi núi, đất đá xen kẽ ven sông, suối. Đây là diện tích người dân trực tiếp khai hoang và canh tác trước khi hồ Sông Trâu được xây dựng và thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Trâu. Vì vậy, việc người dân kiến nghị được hưởng hỗ trợ là chính đáng. UBND huyện Thuận Bắc đã thống nhất và kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh xem xét hỗ trợ phần diện tích đất này để người dân được hưởng lợi theo đúng quy định.
Trước vấn đề trên, UBND tỉnh Ninh Thuận đã giao các sở, ngành liên quan khẩn trương xem xét, giải quyết vụ việc, tránh tình trạng khiếu nại, khiếu kiện gây mất an ninh trật tự tại địa phương. Tại cuộc họp do UBND tỉnh tổ chức mới đây, UBND tỉnh đã thống nhất hỗ trợ cho người dân bằng mức giá đền bù, đồng thời đề nghị nhà đầu tư sớm giải ngân, chuyển kinh phí cho huyện Thuận Bắc để huyện chi trả cho người dân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
-
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
-
Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
-
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
-
Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
-
Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
-
Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
-
Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
-
Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)