Trao đổi - Phản biện » Xã hội
An toàn cho dân là trên hết!
(20:17:50 PM 10/09/2012)
>>Nếu cần, sẽ kiến nghị bỏ thủy điện Sông Tranh 2
>>Chuẩn bị kịch bản xấu nhất cho đập thủy điện Sông Tranh 2
>>Dân khu Thủy điện Sông Tranh 2: đối mặt động đất
>>Sông Tranh 2: Chưa chẩn đoán mà kết luận rất nguy hiểm!
Người dân lo lắng trước thiên tai
Khi chúng tôi khảo sát thực địa khu vực này đã đánh giá chắc chắn sẽ xảy ra động đất song rất khó, thậm chí không thể dự báo được động đất ở thời điểm nào. Kết quả khảo sát của chúng tôi vào năm 2000 - 2005 cho thấy địa hình có những vách đá rất lớn, dựng đứng, bắt gặp đới nát nhừ (dấu tích của động đất trong quá khứ)... cho phép nhận định trong xa xưa động đất lớn từng xảy ra ở khu vực này.
Ở điều kiện bình thường, động đất có thể chưa xảy ra trừ phi có những yếu tố kích thích, xem như “đổ dầu vào lửa” hay “giọt nước làm tràn ly”. Tôi đồng tình với luồng ý kiến nhận định ban đầu rằng có sự xuất hiện của hai yếu tố động đất kích thích và động đất tự nhiên.
Nếu lấy thủy điện Sông Tranh 2 làm tâm, bán kính ảnh hưởng của các trận động đất có thể vào khoảng 0-70km tính từ tâm chấn và có thể còn xa hơn. Một trận động đất 5,1 độ Richter xảy ra ở khu vực này thì ở Huế hay Đà Nẵng có thể cảm nhận được. Đặc biệt, cần kiểm tra liên tục xung quanh đập thủy điện Sông Tranh 2 để phát hiện kịp thời các biểu hiện bất thường. Tôi đề nghị hết sức lưu tâm đến các tác hại thứ cấp của các trận động đất như cháy nổ, trượt lở, sụt lún, hóa lỏng nền đất... Một ngôi nhà trên đất cứng bình thường, nếu không may gặp hiện tượng hóa lỏng nền đất thì ngôi nhà sẽ mất hút, sụt, nghiêng đổ... Tuy nhiên, hiện tượng này còn phụ thuộc vào địa chất của khu vực. Ở những vùng như thủy điện Sông Tranh 2, hiện tượng hóa lỏng nền đất rất khó xảy ra, vì vậy cần chú ý hơn đối với các hiện tượng trượt lở, sụt lún...
Muốn an dân cũng không nên né tránh những vấn đề mang tính khoa học và khách quan đang xảy ra ở đây, khi thủy điện Sông Tranh 2 với sức tích nước khoảng 760 triệu m3. Cần nhận diện những vấn đề khoa học một cách nghiêm túc để có giải pháp kịp thời đảm bảo an toàn, an sinh và an dân.
Di dân toàn bộ khỏi khu vực là giải pháp không đơn giản vì còn nhà cửa, ruộng vườn của người dân. Còn dù có tháo hết nước ở hồ cũng không đồng nghĩa sẽ giảm hoàn toàn yếu tố kích thích động đất. Tuy nhiên, trước mắt không nên tích nước ở mức cao trong giai đoạn này. Ở thủy điện Hòa Bình, các trận động đất kể từ khi xảy ra đến khi đạt sức mạnh cao nhất kéo dài 1-2 năm.
Do vậy, giải pháp tình thế là người dân ở khu vực cần ngủ trong nhà gỗ, nhà tranh vì khả năng chống đỡ động đất tốt hơn nhà gạch, nhà bêtông. Tuy không ai muốn như thế cả, nhưng đấy là giải pháp có thể “sống chung với động đất” trong lúc chưa có giải pháp nào khả dĩ hơn.
Nếu động đất kích thích dẫn đến đổ vỡ, nứt nhà, gây bất an tâm lý hay hao tâm tổn lực thì phải có người chịu trách nhiệm. Thực tế người dân ở đây đang rất lo lắng. Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm? Có lẽ những vấn đề này chưa được tính đến. Trước mắt, chủ đầu tư cần thăm hỏi, hỗ trợ bà con đã thiệt hại về nhà cửa, ảnh hưởng đến công ăn việc làm... Không ai dám chắc động đất 4,2 độ Richter như ghi nhận được đã dừng lại. An toàn cho người dân phải là trên hết!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.