»

Thứ tư, 30/10/2024, 10:20:11 AM (GMT+7)

Nâng cao công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trước mùa mưa bão lũ

(18:23:08 PM 18/07/2022)
(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trước mùa mưa bão lũ năm 2022. Buổi sáng ngày 15/7/2022, tại Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị Quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.

 Nâng[-]cao[-]công[-]tác[-]quản[-]lý[-]an[-]toàn[-]đập,[-]hồ[-]chứa[-]thủy[-]lợi[-]trước[-]mùa[-]mưa[-]bão[-]lũ

Quang cảnh Hội nghị Quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi 

 
Đại biểu cơ quan Trung ương tham dự Hội nghị: Tổng cục Thủy lợi; Tổng cục Phòng, chống thiên tai; Cục Quản lý xây dựng công trình; Ban Quản lý Trung ương các dự án Thủy lợi; các Ban QLĐT & Xây dựng thủy lợi; Các Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa, Cửa Đạt, Tả Trạch; Trường Đại học Thủy lợi; Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; Viện Quy hoạch Thủy lợi; Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam; Hội đập lớn và Phát triển nguôn nước Việt Nam.
 
Đại biểu của các địa phương: Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục thủy lợi, các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi thuộc 26 tỉnh, thành phố có hồ chứa thủy lợi khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (gồm các tỉnh/thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang).
 
Nhằm nâng cao công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trước mùa mưa bãonăm 2022, thực hiện tốt nguyên tắc quản lý an toàn đập, hồ chứa nước: Bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước là ưu tiên cao nhất trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước; Công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ đập, hồ chứa nước; Chủ sở hữu đập, hồ chứa nước chịu trách nhiệm về an toàn đập, hồ chứa nước do mình sở hữu; Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả của công trình.
 

Nâng[-]cao[-]công[-]tác[-]quản[-]lý[-]an[-]toàn[-]đập,[-]hồ[-]chứa[-]thủy[-]lợi[-]trước[-]mùa[-]mưa[-]bão[-]lũ

Đoàn công tác của chi cục thủy lợi các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế thăm quan các công trình thủy lợi trọng điểm tại Ninh Thuận

 
Tại Hội nghị, Tổng cục Thủy lợi trình bày Báo cáo công tác quản lý an toàn đập; Trung tâm Công nghệ Phần mềm Thủy lợi - Viện KHTL Việt Nam giới thiệu về Ứng dụng công nghệ 4.0 trong xây dựng kịch bản, hỗ trợ việc ra quyết định vận hành hồ chứa. Hội nghị Báo cáo thảo luận về hiện trạng và giải pháp đảm bảo an toàn đập, chứa thủy lợi tại một số địa phương: Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Đăk Lăk…
 
Theo Báo cáo, hiện cả nước có 7.342 đập, hồ chứa thủy lợi (592 đập dâng cao trên 5m, 6750 hồ chứa), với tổng chiều dài đập khoảng 1.182 km, tổng dung tích trữ khoảng 14,5 tỷ m3, tạo nguồn nước tưới cho gần 1,1 triệu ha đất nông nghiệp, cấp khoảng 1,5 tỷ m3 nước cho sinh hoạt, công nghiệp. Trong đó có 04 hồ quan trọng đặc biệt, 888 hồ lớn, 1.633 hồ vừa, 4.225 hồ nhỏ.
 
Tình hình thực hiện các quy định pháp luật về quản lý an toàn đập, thời gian qua các địa phương đã quan tâm, một số địa phương đã bố trí nguồn kinh phí để thực hiện tốt, như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đăk Lăk,... Kết quả thống kê tổng hợp cho thấy, tình hình thực hiện tiếp tục chuyển biến, một số nhiệm vụ được thực hiện khá tốt.
 
Thực trạng tình hình các hồ chứa hiện nay, được sự quan tâm của Chính phủ, nỗ lực của các địa phương, phần lớn các hồ chứa lớn có dung tích từ 3 triệu m3 trở lên đã được sửa chữa đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, theo báo cáo của các địa phương và kiểm tra rà soát, cả nước còn 934 hồ chứa bị xuống cấp, thiếu khả năng xảchưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng câp (chủ yếu hồ vừa và nhỏ).
 
Báo cáo cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, các hồ được xây dựng từ những năm 70-80, trong điều kiện kinh tế khó khăn, kỹ thuật hạn chế, thiếu kinh phí bảo trì, sửa chữa nâng cấp; việc thực hiện quy định pháp luạt về quản lý an toàn đạp còn hạn chế. Cấp huyện, xã, nhiều nơi chưa thành lập được tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý, khai thác theo quy định, lực lực lượng cán bộ, công nhân quản lý, vận hành còn thiếu và năng lực còn hạn chế.
 
Theo đó, Tổng cục Thủy lợi đã đưa  ra các nhóm giải pháp đảm bảo an toàn đập, trước hết là về thể chế, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 36/KL-TW ngày 23/6/2022 về đề án “An ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Rà soát, điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp thực tiễn. Thực thi nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập.
 

Nâng[-]cao[-]công[-]tác[-]quản[-]lý[-]an[-]toàn[-]đập,[-]hồ[-]chứa[-]thủy[-]lợi[-]trước[-]mùa[-]mưa[-]bão[-]lũ

Công trình vận hành điều tiết lũ hồ chứa nước Sông Cái
 
Về giải pháp phi công trình khác, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo mưahướng đến vận hành hồ chứa theo diễn biến thực tế. Tổ chức hiệu quả các hoạt động của Hội đồng Tư vấn an toàn đập để quyết định phương án tích nước và giải pháp bảo đảm an toàn công trình. Hiện đại hóa công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi theo hướng chuyển đổi số, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Hiện đại hóa công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi theo hướng chuyển đổi số, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
 
Về giải pháp phi công trình, thực hiện có hiệu quả dự án “Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn hồ, đập chứa nước” trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025. Cần đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành sớm nhất, đảm bảo chất lượng, hiệu quả đối với các hồ trong dự án WB8. Sửa chữa các hồ chứa hư hỏng còn lại bằng các nguồn vốn: Trung hạn của địa phương; vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác. Bố trí vốn cho công tác bảo trì, sửa chữa các đập, hồ chứa nước. 
 
Với địa phương tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua công tác phát triển hệ thống thủy lợi được đầu tư trọng tâm trọng điểm và công tác an toàn đập được đặt lên hàng đầu. Trước đây, toàn tỉnh có 21 hồ chứa với tổng dung tích thiết kế hơn 194 m3 thường xuyên thiếu nước vào mùa hạn; từ tháng 3/2021, Hội đồng kiểm tra Nhà nước đã thống nhất cho dự án tích nước Cụm công trình đầu mối hồ chứa Sông Cái, thuộc dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ - tỉnh Ninh Thuận, có dung tích 219 triệu m3. Cụm công trình hồ chứa nước Sông Cái gồm 5 đập dài 2.770m, cao 66m, dung tích 219 triệu m3. Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ tưới cho 7.480ha hạ lưu; tiếp nước hệ thống thủy nông Nha Trinh - Lâm Cấm, các hồ Cho Mo, Thành Sơn, Bà Râu, Sông Trâu, Ông Kinh; tạo nguồn cho thủy điện tích năng Bác Ái và 2 Nhà máy thủy điện. Đồng thời tạo nguồn tiếp nước cho vùng Nam Cam Ranh (Khánh Hòa) và giúp giảm nhẹhạ du và nuôi trồng thủy sản lòng hồ.
ThS. Đặng Thanh Bình - Phó giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Ninh Thuận
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nâng cao công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trước mùa mưa bão lũ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?

Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?

(Tin Môi Trường) - Chuyên gia nhận định nhiều khả năng năm nay sẽ là năm ấm nhất được ghi nhận và khi nhiệt độ tăng lên thì các cơn bão mạnh cũng gia tăng. Thời gian qua, nhiều cơn siêu bão xuất hiện với sức tàn phá khủng khiếp và đạt cấp độ cao nhất của các thang đo bão.

Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI