Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Ăn tết ở con đường không còn ngập nước
(20:17:14 PM 18/02/2015)Bà Nguyễn Thị Hoài (1007/3 Lò Gốm, Q.6, TP.HCM) sửa soạn bàn thờ ông bà chuẩn bị đón tết Ất Mùi tại ngôi nhà được nâng nền cao hơn mặt đường - Ảnh: Quang Định
Tết đầu tiên hết ngập nước
Hẻm 1007 đường Lò Gốm, quận 6 vừa được nâng cấp trong dự án Nâng cấp đô thị vào năm 2014.
Đây là nơi có mặt hẻm cao hơn nhà dân trên dưới 1m, người dân phải bắt thang để đi từ nhà ra đường mà Tuổi Trẻ từng phản ánh trước đây.
Con hẻm mới làm nhưng rộng chưa đầy hai mét, vừa đủ cho hai xe tránh nhau, hầu hết các nhà trong hẻm đều có nền thấp hơn mặt hẻm.
Chị Nguyễn Thị Hoàng Thúy, một cư dân ở đây, kể trước khi làm đường, toàn hẻm bị ngập thường xuyên, mỗi lần trời mưa nhỏ thì nước ngập tới mắc cá chân, mưa lớn nước ngập đến đầu gối, nước ngập đường tràn vô nhà.
Mỗi đợt triều cường thì nước từ cống phun lên rồi tràn từ nhà ra đường, lội bì bõm mỗi năm không bết bao nhiêu bận. Đây là cái tết đầu tiên hết ngập nước, bà con đỡ khổ.
Trong căn nhà số 1007/1E đường Lò Gốm, cụ Lý Thị Ba móm mém kể chuyện hai ông bà già đã hơn 70 tuổi chăm sóc nhau trong căn nhà nhỏ thấp hơn 1m so với mặt hẻm. Cận tết, bà Ba mua 5kg gạo để dành ăn qua tết.
Tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Hoài, khách hơi bất ngờ bởi căn nhà khác hoàn toàn với hình ảnh đăng trên các báo trước đây. Căn nhà thấp tè, thông ra đường bằng cái tổ tò vò cao chưa đầy mét của bà Hoài ngày nào đã được thay bằng căn nhà cấp bốn còn thơm mùi vôi mới.
Bà Hoài kể Liên đoàn Lao động quận 6 hỗ trợ cho con của bà vay được 30 triệu đồng với lãi suất thấp, bà mượn thêm được 20 triệu đồng để sửa nhà. Lúc sửa, bà phải đổ thêm hơn 30m3 cát mới đủ nâng nền nhà bằng với mặt hẻm.
"Tết này tôi không dám sắm sửa gì. Để dành tiền còn trả nợ”, bà Hoài chia sẻ.
Dù vậy, niềm vui chung của hẻm nghèo là kể từ tết này trở đi, người dân không phải sống chung với nước ngập.
Bộ mặt mới của Ấp Doi
Từng đến Ấp Doi (khu phố 8 phường 15, quận Gò Vấp) đợt nhà nước cưỡng chế tháo dỡ công trình trái phép cuối năm 2013 nên giờ quay trở lại chúng tôi cảm nhận được sự thay đổi, yên bình của nơi đây.
Trên con đường chính vào Ấp Doi, căn nhà ba tầng nổi bật hẳn so với xung quanh. Đó là một trong những căn nhà xây kiên cố, có giấy phép đầu tiên trên doi đất nổi tiếng về qui hoạch “treo” của quận Gò Vấp.
Một trong những căn nhà ba tầng hợp pháp đầu tiên trên Ấp Doi.
Đi sâu vào tổ 61, một trong những tổ có số lượng nhà xây trái phép và bị tháo dỡ nhiều nhất trong đợt năm 2013, nhiều con hẻm đất đã được đổ bê tông.
Năm 2013, con hẻm vô nhà ông Hồ Văn Kiệp như một bờ ruộng lớn, chỗ đọng nước chổ gồ lên với lau lách mọc um tùm hai bên. Nay con hẻm đã được đổ bê tông rộng gần 2m, sạch sẽ.
“Từ ngày xóa qui hoạch “treo”, UBND quận tổ chức cấp giấy chủ quyền nhà, đất cho dân. Tôi đã nộp hồ sơ lên quận, sang năm làm xong giấy chủ quyền, tôi sẽ xin giấy phép xây dựng xây lại nhà. Năm tới nữa, có nhà mới đàng hoàng thì ăn tết sẽ vui hơn”, ông Kiệp kể về dự tính cho năm mới.
Ông Phan Trung Hà, tổ 61, cho biết toàn bộ đường bê tông rộng gần 3 mét của tổ này do người dân đóng tiền để làm: “Có qui hoạch mới, nhà nước cấp giấy chủ quyền, giấy phép xây dựng cho đất Ấp Doi làm cho người dân an tâm hơn. Tôi đi vận động dân góp tiền làm đường dễ lắm, vì ai cũng mong cuộc sống ổn định, đàng hoàng".
Không chỉ riêng tổ 61, toàn khu phố 8 đến 5 con hẻm được nâng cấp thành hẻm bê tông rộng từ 2,5 đến 3,8m.
Ông Trần Minh Sang, trưởng khu phố 8, cho biết chính việc nhà nước điều chỉnh qui hoạch, làm giấy chủ quyền nhà, đất ở Ấp Doi tạo thêm niềm tin của người dân vào cuộc sống ổn định.
“Trong tết này, tôi hy vọng sẽ không còn cảnh người dân “canh” cán bộ nghỉ tết để xây cất trái phép”, ông Sang cho hay.
Kiến nghị hai phương án hỗ trợ người dân
Ông Nguyễn Hữu Vĩnh, Chánh văn phòng UBND quận 6 cho biết có 338 hộ dân trong 14 phường của quận 6 bị ảnh hưởng bởi việc nâng đường (hẻm). Trong đó có 11 hộ bị ảnh hưởng nặng vì có nhà thấp trên dưới 1m so với mặt hẻm.
Từ khi báo đăng, UBND quận 6 hỗ trợ được hai đợt từ nguồn vận động của các mạnh thường quân. Một đợt hỗ trợ được 11 hộ, mỗi hộ 5 triệu đồng, một đợt khác hổ trợ cho 20 hộ, mỗi hộ một triệu đồng cho các hộ gia đình khó khăn.
Trong đợt tết này, UBND quận hỗ trợ cho mỗi hộ 500.000 đồng, các phường sẽ hỗ trợ thêm một phần quà.
Về kiến nghị hỗ trợ và giải pháp cho những gia đình bị nâng mặt đường cao hơn nhà, ông Vĩnh cho biết sở Xây dựng và UBND quận 6 đã trình UBND TP hai phương án. Hoặc nhà nước sẽ kiếm nguồn cho vay lãi suất thấp để người dân sửa nhà.
Hoặc khi triển khai dự án, nhà đầu tư phải tính toán vào chi phí thực hiện và bồi thường luôn phần vật tư kiến trúc để người dân xây lại nhà mới. Đối với 338 hộ dân đã bị ảnh hưởng bởi nhà cao hơn mặt đường ở quận 6, ông Vĩnh cho biết UBND quận sẽ tìm các phương án để hỗ trợ người dân vay tiền sửa nhà.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.