»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:46:14 AM (GMT+7)

Vì sao hàng loạt cây cổ thụ trên nhiều con đường trung tâm TP.HCM bị đốn hạ?

(00:23:57 AM 28/11/2021)
(Tin Môi Trường) - Nhóm Bảo vệ Di sản ngày 27/11 đã gửi Thư đề nghị cung cấp thông tin về việc chặt cây xanh tới lãnh đạo TP.HCM và các cơ quan chức năng. Đây là những cây quý không chỉ bởi độ cao lớn mà còn giá trị ở chỗ nó đã làm nên hồn của đô thị từ những ngày đầu...
 Vì[-]sao[-]hàng[-]loạt[-]cây[-]cổ[-]thụ[-]trên[-]nhiều[-]con[-]đường[-]trung[-]tâm[-]TP.HCM[-]bị[-]đốn[-]hạ?

Vì[-]sao[-]hàng[-]loạt[-]cây[-]cổ[-]thụ[-]trên[-]nhiều[-]con[-]đường[-]trung[-]tâm[-]TP.HCM[-]bị[-]đốn[-]hạ?

Hàng dầu ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đang bị đốn hạ. Ảnh chụp trưa 26.11. Ảnh: Chiến Bầu
 

Hình ảnh những cây dầu cổ thụ bị cắt ngọn, cưa thành từng khúc trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày 26.11 đã nhanh chóng được nhiều người đăng tải lên mạng xã hội với nhiều dòng chia sẻ sự tiếc nuối, xót xa. Giới chuyên môn hữu quan cũng không đứng ngoài cuộc, khi đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến việc đốn hạ hàng loạt cây cổ thụ diễn ra trong những ngày qua.

 

Trong đó, Nhóm SHV (Save Heritage Vietnam - Nhóm Bảo vệ Di sản) gồm các thành viên là những người thuộc chuyên ngành quy hoạch, kiến trúc, bảo tồn di sản, yêu quý và luôn có các hoạt động giữ gìn di sản, giữ gìn mảng xanh đô thị... đã có Thư đề nghị cung cấp thông tin, gửi tới lãnh đạo TP.HCM Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây Dựng TP.HCM), Công ty Công viên cây xanh (Sở Giao thông TP.HCM) về việc chặt cây trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhiều con đường trung tâm Thành phố. 
 
Xác nhận với phóng viên, đại diện Nhóm SHV cho biết đã gửi Thư đề nghị cung cấp thông tin về việc chặt cây xanh tới lãnh đạo TP.HCM và các cơ quan nêu trên vào hôm nay (27.11). Theo vị này lý do gửi thư tới lãnh đạo TP.HCM là trong mấy tuần nay trên địa bàn quận 1, quận 3 đang cho chặt hạ trên diện rộng các cây xanh đô thị là những cây lâu năm, đang cho bóng mát và đặc biệt, những hàng cây gắn liền với thành phố này, với con người Sài Gòn.
 
Theo đại diện Nhóm SHV thì "các hàng cây dầu được trồng từ thời Pháp trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, đường Pasteur và đường Trần Quốc Thảo tuy có tuổi đời gần trăm năm nhưng là loài cây được cho là rất kiên cường, sống khỏe và ổn định lâu năm.
 
Những thân cây còn nguyên nhựa sống, chưa hề có dấu vết của sự mục ruỗng. Để cây có một tán cây cao như những cây dầu ở trung tâm thành phố hiện nay, chúng ta phải mất rất nhiều thời gian. Đây là những cây quý không chỉ bởi độ lớn của nó, nó có giá trị vì nó làm nên hồn của đô thị từ những ngày đầu".
 
"Trong khi có bao nhiêu cuộc hội thảo "đô thị xanh", "phát triển bền vững" được diễn ra trong thành phố với những cam kết làm xanh hóa thành phố, giữ gìn mảng xanh cho đô thị thì trên thực tế, các cây xanh vẫn đang bị đốn hạ hàng ngày", đại diện Nhóm SHV nêu thực trạng, đồng thời chia sẻ thêm với phóng viên, qua Thư đề nghị cung cấp thông tin, nhóm những người thuộc chuyên ngành quy hoạch, kiến trúc, bảo tồn di sản, yêu quý và luôn có các hoạt động giữ gìn di sản, giữ gìn mảng xanh đô thị này đặt ra một số câu hỏi cho cơ quan hữu quan nêu trên: về lý do chặt cây, kế hoạch tiếp theo sẽ còn chặt bao nhiêu cây? Có kế hoạch trồng lại cây vào vị trí đã chặt không? Chủng loại cây và kế hoạch trồng hoàn trả như thế nào? Khối lượng gỗ từ số cây bị đốn hạ sẽ được xử lý thế nào? Theo văn bản hướng dẫn của ai?...
 
Theo ghi nhận của phóng viên, trong những ngày qua, nhiều cây cổ thụ đã bị đốn hạ tại một số con đường ở trung tâm TP.HCM mà mới nhất, sáng ngày 26.11, nhiều cây dầu cổ thụ trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) bị chặt hạ, đào tận gốc trốc tận rễ nằm vất vưởng trên vỉa hè.
 
Đây là những cây dầu cổ thụ được trồng từ thời Pháp, gắn với đời sống sinh hoạt và là ký ức của bao thế hệ người Sài Gòn.
 
Đi tìm câu trả lời cho việc vì sao chặt cây cổ thụ, báo Pháp luật TP.HCM dẫn chia sẻ của ông Vũ Văn Điệp, Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM, cho biết: “Việc đốn hạ cây ở trục đường Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải phục vụ dự án nào mà từ việc thời gian qua có cây ở trục đường này bật gốc vào Thảo Cầm Viên gây nguy hiểm. Việc đốn cây là trong kế hoạch rà soát xử lý cây xanh gây mất an toàn vẫn thường làm".
 
Trước đó, vào ngày 9.10 vừa qua, đã có một cây dầu bật gốc ngã vào Thảo Cầm Viên Sài Gòn làm khoảng 3 m tường sập và gây hư hỏng chuồng rái cá.
 
Tờ báo cũng liên hệ trục đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) chiều dài chưa đến 1,5 km nhưng là một trong những con đường xưa nhất của Sài Gòn. Thời Pháp con đường được đánh dấu là đường số 2. Các cột mốc, năm 1871, 1897, 1936 và 1943 đường được lần lượt được đổi tên thành: Tây Ninh, Rousseau, Docteur Angier, Angier. Và đường chính thức mang tên học giả Nguyễn Bỉnh Khiêm từ ngày 22.3.1955. 
 
Trong đó, đoạn đường giao từ Lê Duẩn đến Nguyễn Hữu Cảnh được nhận xét là con đường yên tĩnh, xanh mát bậc nhất của Sài Gòn, đã góp nên lời nhạc cho ca khúc “Con đường tình ta đi” của cố nhạc sĩ Phạm Duy: “Lá đổ để đưa đường hỡi người tình Trưng Vương…”.
 
Trong khi đó, trả lời báo chí sáng 27.11, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM khẳng định việc đốn hạ những cây xanh nêu trên đã được Trung tâm Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM phê duyệt.  
 

Vì[-]sao[-]hàng[-]loạt[-]cây[-]cổ[-]thụ[-]trên[-]nhiều[-]con[-]đường[-]trung[-]tâm[-]TP.HCM[-]bị[-]đốn[-]hạ?

Vì[-]sao[-]hàng[-]loạt[-]cây[-]cổ[-]thụ[-]trên[-]nhiều[-]con[-]đường[-]trung[-]tâm[-]TP.HCM[-]bị[-]đốn[-]hạ?
Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM khẳng định việc đốn hạ những cây xanh nêu trên đã được Trung tâm Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM phê duyệt. Ảnh chụp trưa 26.11. Ảnh: Chiến Bầu
 
Ông Nguyễn Công Sơn, Trưởng phòng kỹ thuật Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM, cho biết đường Nguyễn Bỉnh Khiêm có 3 cây dầu được đốn hạ trong thời gian từ 24 - 26.11. Những cây này già cỗi, lệch tán, thân cong nghiêng vào phía trong, rễ nổi gây hư bó vỉa hè và có nguy cơ bật gốc. Tại vị trí các cây này, công ty sẽ trồng lại loại cây me chua để đảm bảo mỹ quan đô thị.
 
Ngoài ra, 11 cây xanh còn lại thuộc các giống sao đen, me tây, kèn hồng, dầu, lim sét nằm dọc các tuyến đường như Pasteur, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thiện Thuật (quận 3), Hồng Bàng, Nguyễn Kim (quận 5), Trần Hưng Đạo (quận 1)… cũng được đơn vị đốn hạ trong thời gian tới.
 
Ông Sơn khẳng định qua khảo sát, các cây này đều có dấu hiệu hư hỏng, không còn bảo đảm an toàn nên Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM đã đề xuất đốn hạ để thay mới. Những cổ thụ này không thể cắt tỉa do đặc thù cây khi cắt tỉa chỉ còn lại phần thân như trụ điện, rất khó sống. "Việc cắt tỉa, đốn hạ cây xanh nằm trong kế hoạch duy tu, chăm sóc hệ thống cây xanh trên địa bàn TP.HCM hằng năm. Những cây rậm rạp sẽ được cắt tỉa, còn những cây hư hỏng sẽ được thay mới" - ông Sơn giải thích.
 
Vì[-]sao[-]hàng[-]loạt[-]cây[-]cổ[-]thụ[-]trên[-]nhiều[-]con[-]đường[-]trung[-]tâm[-]TP.HCM[-]bị[-]đốn[-]hạ?
Cây cổ thụ trước trường Trưng Vương bị đốn hạ. Ảnh: Đặng Thanh Hưng

Vì[-]sao[-]hàng[-]loạt[-]cây[-]cổ[-]thụ[-]trên[-]nhiều[-]con[-]đường[-]trung[-]tâm[-]TP.HCM[-]bị[-]đốn[-]hạ?

Những thân cây có đường kính bốn, năm người ôm. Ảnh: Minh Hòa
Vì[-]sao[-]hàng[-]loạt[-]cây[-]cổ[-]thụ[-]trên[-]nhiều[-]con[-]đường[-]trung[-]tâm[-]TP.HCM[-]bị[-]đốn[-]hạ?
Những gốc cây cổ thụ sau khi bị đốn hạ, đào tận gốc trốc tận rễ nằm vất vưởng trên vỉa hè. Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM
(T/c Người Đô Thị)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vì sao hàng loạt cây cổ thụ trên nhiều con đường trung tâm TP.HCM bị đốn hạ?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI