Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Ai bức tử “sơn nữ” Cam Ly?
(20:07:50 PM 13/11/2014)Thác Cam Ly Đà Lạt ngày càng ít du khách đến thăm.
Vang bóng một thời
Thác Cam Ly nằm cách trung tâm TP.Đà Lạt chừng 3km về phía Tây, nhận nước của suối Cam Ly bắt nguồn từ khu vực rừng Đarahoa (huyện Lạc Dương) chảy về hồ Xuân Hương và các nhánh suối nhỏ chảy qua các đường Phan Đình Phùng, Hai Bà Trưng…
Vào những năm 1960, Cam Ly là một con thác xinh đẹp, trắng xóa, nõn nà như một nàng sơn nữ nằm ngủ giữa lòng “thành phố hoa” làm say lòng biết bao du khách và trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thi sĩ, nhạc sĩ : “Cam Ly cảnh đẹp trong mơ/Rừng thông, thác nước, sương mờ còn say!”.
Lúc ấy, đứng từ chân thác nhìn lên, du khách có thể bắt gặp một buôn làng nhỏ của đồng bào dân tộc người Lat nằm cheo leo trên sườn đồi, xen giữa đồi thông xanh biếc là một rừng mai anh đào. Bên dưới, dòng suối Cam Ly chảy lững lờ từ hồ Xuân Hương về đến đây gặp những gềnh đá hoa cương lớn, vỡ òa ra tạo thành dòng thác trắng xóa rồi chạy mất hút về phía trời Tây.
Xung quanh thác được bao bọc bởi một khu rừng nguyên sinh với tiếng ve rả rích suốt ngày đêm. Một con đường đất nhỏ hẹp uốn khúc chạy từ chân thác lên buôn làng, chiều chiều những nàng thiếu nữ dân tộc thường ra dòng thác Cam Ly lấy nước bằng những quả bầu. Khung cảnh xung quanh thác lúc đầu thật hoang sơ và huyễn hoặc. Một chiếc cầu treo được bắc ngang để du khách có thể đi từ bên này sang bên kia. Một nhà dù lợp bằng tranh được dựng tạm để các cặp tình nhân có thể nghỉ chân, ngắm cảnh sương mờ mỗi lúc sáng sớm hoặc hoàng hôn.
Bức tử!
Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, cùng với sự phát triển dân số và tốc độ “đô thị hóa” thiếu quy hoạch đến chóng mặt của Đà Lạt, người ta đã phá vỡ cảnh quan và làm cho thác Cam Ly ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Nguyên nhân là nước thải, rác, thuốc bảo vệ thực vật, xác động vật từ các khu dân cư dọc theo các con suối bị những người thiếu ý thức đổ hết xuống dòng suối chảy về thác, khiến con thác xinh đẹp ngày nào bốc mùi hôi thối. Du khách kêu ca, phàn nàn, công luận lên tiếng.
Trước thực trạng đó, năm 2003 UBND TP.Đà Lạt đã cho triển khai dự án lên tới hàng trăm tỉ đồng nhằm giải tỏa, mở rộng lưu vực và cải tạo dòng chảy của các con suối đổ về thác Cam Ly bằng những đường suối được bê tông hóa chạy qua các khu dân cư; đồng thời triển khai dự án nhà máy xử lý nước thải đặt tại đường Ngô Quyền.
Khu du lịch thác Cam Ly được giao về cho Công ty Cổ phần Dịch vụ du lịch đầu tư tôn tạo, khai thác, kinh doanh du lịch. Ban Giám đốc Khu du lịch thác Cam Ly cho hay: Năm 2011 đã đầu tư 1,4 tỉ đồng dựng đập cao su để xử lý nguồn nước trước khi cho chảy xuống thác nhằm tránh ô nhiễm, nhưng rốt cuộc lại trở thành… đập chắn rác! Nước trước khi đổ về Cam Ly đã đi vòng vèo hơn 10km qua khu dân cư, mang theo một lượng lớn rác và nước thải sinh hoạt. Chỉ tính đoạn suối bắt đầu từ đập hồ Xuân Hương chảy về Cam Ly đã có hàng trăm miệng cống to nhỏ đổ nước thải ra đây.
Hàng ngày, lòng hồ dưới chân thác phải chịu trận với bao bì, xác động vật chết, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật. Công nhân của Khu du lịch thác Cam Ly thì cho biết, lượng rác vớt từ suối và đập cao su mỗi ngày bình quân khoảng 6m3! Đi dọc các đoạn suối Hai Bà Trưng, Phan Đình Phùng, Lê Quý Đôn, chúng tôi nhận thấy người dân ở đây cũng “vô tư” quăng rác, xả nước thải xuống dòng suối đổ về thác Cam Ly
Theo số liệu quan trắc mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng thì thác Cam Ly rơi vào tình trạng ô nhiễm hữu cơ và vi sinh với mức độ ngày càng nặng. Các thông số đánh giá mức độ ô nhiễm đều vượt chuẩn gấp nhiều lần, đáng quan tâm nhất là nguồn nước ở đây nhiễm phân gấp 16,5 lần quy định. Đây là lý do giải thích vì sao chưa vào khu du lịch đã “nghe” mùi của thác Cam Ly!
Hiện nay thác Cam Ly nằm trong số những khu du lịch có lượng khách tham quan thấp nhất Đà Lạt. Một cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng không ngần ngại cho rằng, với mức độ ô nhiễm nguồn nước như vậy, thác Cam Ly đã không còn đảm bảo để phục vụ du lịch.
Thiết nghĩ, để giải quyết tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng của thác Cam Ly như hiện nay, đã đến lúc UBND TP.Đà Lạt, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng và các cơ quan chức trách cần kịp thời tuyên truyền cho người dân địa phương nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác, xả nước thải xuống các dòng suối chảy về thác Cam Ly; bên cạnh đó, cũng cần thành lập ngay một đội tuần tra chuyên trách, xử phạt thật nặng những phần tử thiếu ý thức theo Luật Bảo vệ môi trường. Có như vậy mới mong cứu vãn được thác Cam Ly xinh đẹp ngày nào của thành phố hoa đang bị “bức tử”.
Viết đến đây, tôi bỗng nghe văng vẳng bên tai nhạc phẩm “Đà Lạt hoàng hôn” với điệp khúc: “Đà Lạt ơi! Có nghe chăng Cam Ly khóc tình đầu dang dở!”.
Một sáng gần đây, chúng tôi trở lại thăm thác Cam Ly, chứng kiến tận mắt một đoàn khách du lịch đến đây tham quan với giá vé vào cổng là 10.000 đồng, nhưng sau khi đi xuống thác, họ vội vàng bịt mũi, bỏ đi! Chị Trần Thanh Tâm, du khách đến từ TP.Hồ Chí Minh tỏ ra tiếc khi đến thăm Cam Ly: “Bảo đi thác mà tôi toàn né mùi thác, gió thổi lồng lộng mà không dám hít. Tính cả thời gian tôi mua vé đến khi tôi ra xe về thì chỉ khoảng 15 phút”. Một người cho thuê ngựa trong khu du lịch này nói rằng họ không dám múc nước suối Cam Ly cho ngựa uống vì sợ… ngựa chết! Lần mò xuống cuối chân thác, chúng tôi được “mục sở thị” dòng nước đen ngòm, sủi bọt bốc mùi hôi thối, rác rưởi vương vãi khắp nơi!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.