Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Ớn quá Đà Lạt ơi!
(14:58:01 PM 31/03/2013)Chính quyền cũng có nỗ lực để giải quyết nhằm cứu những nơi này không trở thành nỗi ám ảnh của du khách và người dân địa phương.
Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm không những không được chặn đứng mà ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, tuy là câu chuyện cũ nhưng chúng tôi vẫn quyết định trở lại.
Thời điểm này, đi ngang qua hồ Xuân Hương và thác Cam Ly, người dân và du khách không tránh khỏi cảm giác khó chịu khi mùi tanh hôi bốc ngập một không gian rộng lớn. Nước ở thác Cam Ly và hồ Xuân Hương có màu xanh lạ - màu xanh của tảo lam, cùng những xác cá nổi lềnh bềnh.
Theo báo cáo mới nhất của Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Lâm Đồng, hồ Xuân Hương, thác Cam Ly và hồ Than Thở chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sinh hoạt của người dân và sản xuất nông nghiệp trên diện tích 2.800ha dọc suối Cam Ly dài hơn 60km. Báo cáo nêu rõ chất thải trong sản xuất nông nghiệp khiến lượng chất dinh dưỡng trong nước hồ Xuân Hương tăng cao, tạo điều kiện cho tảo lam và các loại tảo khác phát triển. Nước và rác thải từ các nhà hàng, quán cà phê xung quanh hồ Xuân Hương cũng góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm.
Bà Nguyễn Mộng Hoài, một du khách TP.HCM, đã ta thán khi cùng gia đình tham quan hồ Xuân Hương bằng xe đạp nước. Bà cho rằng hồ không còn vẻ nên thơ của cách đây 15 năm khi bà đến đây du lịch, lúc đó người dân có thể ra múc nước hồ về sinh hoạt, những phu dắt ngựa xuống hồ uống nước. Còn bây giờ, hồ Xuân Hương là một bể chứa thải, hôi thối. Giám đốc khu du lịch thác Cam Ly Phạm Xuân Sinh bất lực: “Hằng ngày mỗi việc dọn rác từ suối Cam Ly đổ về đã không còn thời gian để chúng tôi làm việc khác nữa. Các công ty du lịch đã từ chối đưa khách đến chỗ chúng tôi tham quan, họ chê nước ở đây hôi quá”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.