Trao đổi - Phản biện » Xã hội
96% dân Sài Gòn phải xài nước bẩn?
(22:21:44 PM 04/10/2015)
Chị Nguyễn Thị Hồng Vân chia sẻ, chị không yên tâm khi dùng nguồn nước để nấu ăn vì sợ bệnh tật
Chị Nguyễn Thị Hồng Vân, phường Linh Đông, chia sẻ: “Nhà tôi dùng nước máy, nhưng chủ yếu là để tắm giặt, rửa.. không dám dùng để nấu nướng, dùng nấu ăn hay uống. Bởi chúng toi không yên tâm về chất lượng nguồn nước. Hơn nữa, nhiều lúc nếm thấy nước có mùi tanh lờm lợm”.
Thế nhưng không phải ai cũng có điều kiện để dùng nước máy như chị Vân. Khu phố 3, phường Linh Xuân, phần lớn tập trung nhiều công nhân làm việc ở các KCN. Đồng lương năm ít ỏi không cho phép họ dùng nước máy sinh hoạt vì giá cả đắt đỏ. Họ buộc phải dùng nước giếng khoan để dùng “cho rẻ”.
“Đồng lương công nhân làm sao có tiền để dùng nước máy 10.000/m3 anh. Còn nước giếng giá chỉ 2.000 – 2.500/m3 tha hồ nấu ăn, tắm giặt. Biết là không tốt nhưng đành chấp nhận vậy, công nhân mà”, chị Nguyễn Hoài Thương, quê Hà Tĩnh, chia sẻ.
Chị Thương cho biết thêm, vị nước thì thất thường, có khi bình thường nhưng đôi lúc lại có mùi tanh hôi bất thường. Vào buổi sáng, trước khi đi làm, nếu chị xả nước vào chậu, thì chiều về sẽ thấy phía trên mặt trước có đóng một lớp váng màu vàng. Những chiếc áo trắng của chị ngâm giặt lâu ngày cũng ố màu. Thế nhưng vì giá nước giếng rẻ, những người công nhân như chị cũng phải nhắm mắt chấp nhận dùng nguồn nước bẩn đó.
Không những vậy, để tiết kiệm hơn, một số hộ dân nghèo ở đây còn khoan luôn cho mình một cái giếng. anh Lê Văn Minh cho biết, trước đây vợ chồng anh dùng nước giếng chung với người ta, nhưng thấy giá nước vậy cũng cao nên anh mạnh dạn đầu tư khoan một cái giếng hơn 1 triệu đồng.
Anh Lê Văn Minh xả nước giếng
Theo anh Minh, với nguồn nước này, hằng ngày, vẫn dùng để nấu cơm, nấu nước, tắm rửa cho con trai nhỏ và cả gia đình. Đó cũng là nguồn nước để anh rửa xe, lau nhà.
Không chỉ công nhân, ở Làng đại học Quốc gia, phân nửa sinh viên cũng đang phải dùng nước giếng không hợp vệ sinh này. Anh Nguyễn Đức Thủy, sinh viên năm 4, Trường Đại học KHXH&NV chia sẻ, là sinh viên khó khăn nên anh chấp nhận ở khu phòng trọ giá rẻ, và “nước sinh hoạt ở đây cũng rẻ”.
Anh cho biết: “Ở một số khu trọ giá nước máy là 11.00 – 13.000/m3, trong khi ở đây, mỗi tháng, mỗi người chỉ phải đóng 40.000 đồng và xài xả ga, thế nên, dù biết là nước bẩn, không hợp vệ sinh nhưng đành chấp nhận dùng vậy. Sinh viên ở đây ai cũng vậy cả”.
Chỉ về vòi nước sinh viên khu trọ dùng chung để giặt giũ, rửa ráy, anh Thủy cho biết thêm, nếu khoảng năm ba ngày không làm vệ sinh, rong rêu sẽ bám đầy khu vực này, bên cạnh đó là những mảng vàng như đất phèn, đất đỏ hình thành.
Phần lớn sinh viên Làng Đại học Quốc gia TP.HCM, phường Linh Trung, quận Thủ Đức đang phải dùng nước bẩn để sinh hoạt
Trong một diễn biến khác, mới đây, Trung tâm Y tế Dự Phòng TP.HCM đã mở một cuộc khảo sát chất lượng nguồn nước, tác động đến sức khỏe của người dân ở những vùng thí điểm. Kết quả thật bất ngờ: có đến 96% người dân TP.HCM đang phải dùng nước bẩn, nước không đạt tiêu chuẩn trong sinh hoạt.
Trước tình hình đó, trao đổi ngày 1/10, một lãnh đạo Sở GTVT TPHCM cho biết, UBND TPHCM chỉ đạo Sở khẩn trương triển khai thực hiện lắp đặt thiết bị lọc nước hộ gia đình cho các hộ dân cư trú phân tán, chưa có mạng lưới cấp nước sạch trên địa bàn để người dân có nước sạch sinh hoạt.
Vị lãnh đạo này cũng cho biết thêm, Sở GTVT sẽ tổ chức đấu thầu để chọn nhà cung cấp bộ lọc nước phù hợp, đảm bảo chất lượng. Trước mắt sẽ cho lắp đặt thí điểm để kiểm tra chất lượng sản phẩm, sau đó, sẽ chọn ra nhà thầu lắp đặt hệ thống bộ lọc cung cấp nước sạch cho người dân trên toàn thành phố.
Người dân khó khăn không có tiền dùng nước máy, phải khoan giếng, đào giếng lấy nước để dùng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.