Quảng Nam: Người dân xã nghèo "nhắm mắt" sử dụng nguồn nước bẩn
(16:41:40 PM 04/07/2016)Phước Gia là một xã nghèo ở huyện Hiệp Đức (Quảng Nam). Đa số người dân ở đây là người đồng bào Ca Dong, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của họ được lấy từ khe suối. Mấy năm trở lại đây, người dân trong xã buộc phải liều dùng nguồn nước bị nhiễm bẩn.
Theo một số hộ dân nơi đây, bao quanh các khe suối trên địa bàn xã là một nông trường cao su. Thuốc diệt cỏ, hóa chất thải độc hại từ nông trường đổ dồn về khe suối.
Người dân cũng phải dùng nguồn nước bị bẩn từ khe suối. Đây cũng là nơi tắm của trâu bò.
Ám ảnh vì nguồn nước sinh hoạt bị “đầu độc”, nhiều gia đình tại Phước Gia còn rơi vào tình trạng khốn đốn vì phải bỏ số tiền quá lớn để mua nước sạch sử dụng.
Do thiếu nước, giá nước đắt đỏ nên việc sử dụng nước sạch của từng gia đình cũng được tiết kiệm tối đa. Thiếu nước sạch, hàng trăm gia đình đành phải sử dụng cả nguồn nước bị bẩn bất chấp dịch bệnh có thể "tấn công".
Hàng trăm người dân "khát" nguồn nước sạch.
Việc dùng nước bị bẩn đã dẫn đến việc nhiều người dân trong xã, đặc biệt là trẻ con có hiện tượng bị ngứa, nổi mẩn.
Việc tắm rửa hay nước dùng để sinh hoạt hàng ngày phụ thuộc vào nguồn nước từ một cái giếng nhỏ nhưng nay cũng đã bị bẩn.
Bà Hồ Thị Giang (55 tuổi, xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức) cho biết: “Cả mấy thôn chúng tôi hiện nay đều dùng chung một cái giếng mới được xây dựng, nhưng vị trí cái giếng nằm gần cột thu lôi nên nguồn nước cũng bị nhiễm sắt. Ở cả xã này hầu như nguồn nước đều bị bẩn hết cả, giờ chúng tôi không biết lấy nước đâu ra mà sinh hoạt nữa”.
Bên cạnh việc chịu đựng cảnh dùng nguồn nước bẩn, người dân ở đây còn đối mặt với nỗi lo thiếu nước.
Hằng ngày người dân phải giành nhau từng can nước nhỏ về để sinh hoạt.
Bà Nguyễn Thị Noàn (60 tuổi, xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức) cho hay, nếu không dùng nguồn nước bẩn thì không thể duy trì cuộc sống hàng ngày. Người dân ngày nào cũng bắt vòi để dẫn nước từ sông suối về, biết nước bẩn nhưng cũng đành chịu.
Năm 2007, chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã miền núi đặc biệt khó khăn, đã xây dựng cho xã Phước Gia một công trình hệ thống nước tự chảy. Tuy nhiên, công trình này được đưa vào sử dụng một thời gian ngắn thì bị bỏ hoang, từ đó nguồn nước sạch cạn kiệt.
Trả lời PV, ông Trần Văn Thanh - Chủ tịch UBND xã Phước Gia cho biết, theo chính sách hỗ trợ của nhà nước, nếu đào giếng bơm sẽ được hỗ trợ 1,3 triệu đồng. Tuy nhiên, để đào một cái giếng phải mất hơn 6 triệu đồng, trong khi điều kiện kinh tế của người dân khó khăn, không đủ tiền đóng góp.
"Chính quyền địa phương vẫn đang khuyến khích người dân sử dụng mạch nước ngầm từ giếng để sinh hoạt, tránh các nguy cơ ngộ độc hay bệnh tật”. - Ông Thanh nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
- WWF tiếp tục truyền thông, khuyến cáo “giảm nhựa” dành cho người tiêu dùng
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.