Trao đổi - Phản biện » Xã hội
3 “kịch bản” xảy ra khi siêu bão Hagupit vào Biển Đông
(11:02:22 AM 07/12/2014)
Vị trí và hướng dự chuyển của siêu bão Hagupit - Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, hồi 7 giờ ngày 7-12, vị trí tâm bão Hagupit ở vào khoảng 11,9 độ Vĩ Bắc; 124,6 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển phía Tây đảo Samar (Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức từ 150 đến 166 km/giờ), giật trên cấp 17 (cấp siêu bão).
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15 km. Đến 7 giờ ngày 8-12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,7 độ Vĩ Bắc; 122,1 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippines. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (tức từ 134 đến 166 km/giờ), giật cấp 16, cấp 17.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 7 giờ ngày 9-12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,4 độ Vĩ Bắc; 119,5 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 610 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (tức là từ 118 đến 149 km/giờ), giật cấp 15-16.
Do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh từ chiều tối ngày 8-12 ở khu vực phía Đông biển Đông có gió mạnh cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12, cấp 13, giật cấp 15-16. Biển động dữ dội. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15 km.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cảnh báo bão Hagupit còn có diễn biến rất phức tạp, cần chú ý theo dõi trong các bản tin tiếp theo. Dự báo của các cơ quan dự báo khí tượng của Nhật Bản, hải quân Mỹ và Hồng Kông đều cho thấy bão Hagupit sẽ vào Biển Đông trong ngày 8-12.
Ảnh mây vệ tinh siêu bão Hagupit sáng 7-12 - Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ
Trong khi đó, theo nhận định của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Hagupit là siêu bão có diễn biến phức tạp với nhiều tổ hợp dự báo. Dự báo đêm ngày 8 và trong ngày 9-12, bão Hagupit sẽ vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 mà Việt Nam đón nhận trong năm nay.
Bão Hagupit đến giữa Biển Đông có 3 “kịch bản” có khả năng xảy ra: Thứ nhất là bão đổ bộ vào khu vực tỉnh Phú Yên-Bình Thuận trong ngày 11 và 12-12; Thứ hai, không khí lạnh đang di chuyển xuống nước ta sẽ tác động đẩy bão lệch hướng Nam, bão sẽ vào bờ khu vực các tỉnh Nam Bộ trong ngày 12 và 13-12; Thứ ba, bão di chuyển đến giữa Biển Đông tương tác với khối không khí lạnh, suy yếu và tan trên Biển Đông.
Lo ngại nhất hiện nay là bão Hagupit và hoàn lưu bão sẽ gây ra đợt mưa rất lớn khi cập bờ ở khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ, ước tính lượng mưa có thể từ 300 đến 400 mm.
Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương yêu cầu khẩn trương kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển ra khỏi vùng nguy hiểm từ Vĩ tuyến 10 đến Vĩ tuyến 17 di chuyển về phía Tây Kinh tuyến 115 trước 17 giờ chiều ngày 8-12.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.