Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Cả thế giới đã "sống sót" qua ngày tận thế 21/12
(14:42:30 PM 22/12/2012)
Vậy là “Ngày tận thế” 21/12 đã không đến, dù theo lịch của người Maya hay theo tiên đoán của những người mê tín.
Hàng nghìn người đã tập hợp về kim tự tháp đá thiêng liêng Tikal của người Maya trong rừng rậm Guatemala ăn mừng kết thúc chu kỳ lịch 5.200 năm, trong khi các diễn viên hóa trang và trình diễn những màn nhảy múa theo nghi lễ tôn giáo cổ xưa. Các giáo sĩ Maya sau đó đốt lửa khi những ánh sáng đầu tiên của mặt trời xuất hiện.
Buổi lễ lẽ ra là để chào đón một thời đại mới, nhưng những người chỉ trích cho rằng giờ nó được phục vụ mục đích du lịch và không có liên hệ thực sự với những người Maya, có nền văn minh đạt đến đỉnh cao tại Trung Mỹ giai đoạn từ năm 250-900.
“Với chúng tôi đây không phải là một sô trình diễn hay du lịch, đây là nghi thức tôn giáo và cá nhân,” Sebastian Mejia, một người Maya làm hướng dẫn viên ở Tikal tổ chức một nghi lễ nghiêm túc hơn với các đồng nghiệp, nói.
Alberto Marroquin, một trưởng lão của cộng đồng Maya, nói họ cảm thấy bị gạt ra bên lề vì những sự kiện chính thức. “Không hợp lý,” Marroquin nói với AFP. “Giống như tổ chức một lễ hội mà nhân vật chính không được mời. Chúng tôi không phải là ảo thuật gia hay chiến binh… chúng tôi là những nhà khoa học với cách tư duy riêng”.
Khoảng 40% trong dân số 14,3 triệu người của Guatemala có gốc gác Maya, và hầu hết sống trong nghèo khổ. Khu vực là nơi người Maya cổ xưa từng sinh sống bùng nổ về du lịch trước ngày 21-12 định mệnh khi du khách đổ về các di tích khảo cổ ở đây.
Một buổi lễ tương tự được tổ chức cho khoảng 30.000 du khách tại Chichen Itza, một khu di tích cổ xưa lớn của người Maya ở tây nam Mexico. “Đây là một ngày rất đặc biệt”, du khách người Na Uy Ann Silje, mặc trang phục kiểu Maya, nói. “Người Maya có tri thức rất rộng lớn về những gì đang xảy ra ngay lúc này”.
Các sinh viên tốt nghiệp chụp hình lưu niệm tại Kim tự tháp theo kiến trúc mô phỏng người Maya tại Đài Trung, Đài Loan Trung Quốc (Nguồn: AFP)
Ở những nơi khác, một số người lo lắng chuẩn bị cho tận thế, nhưng hầu hết tỏ ra thờ ơ trước lời tiên tri Maya. “Nếu hiện bạn đang ở trong boong-ke dưới lòng đất ôm những lon đậu nấu, thì bây giờ bạn thấy mình ngu ngốc cỡ nào?” một người viết trên Twitter.
Những đám đông du khách nước ngoài đã đổ về Alto Paraiso, một thị trấn nhỏ ở miền trung Brazil do có tin đồn đây là nơi tránh được tận thế. Nhưng các nhà chức trách ở đây đã chuẩn bị trước, vì năm 2000, thị trấn cũng tràn ngập những người nước ngoài tới trốn khải huyền.
Tại ngôi làng miền nam nước Pháp Bugarach, được cho là một trong số ít nơi tránh được tận thế trên thế giới, các nhà báo từ khắp thế giới đổ về đây đã phải thất vọng vì bị chính quyền cấm vào làng. Cảnh sát ở Bugarach cũng bắt giữ hai người đàn ông đeo mặt nạ phòng độc và mang theo rìu trong xe tới núi Pic de Bugarach.
Giới truyền thông cũng chú ý tới ngôi làng nhỏ bé Sirince ở Thổ Nhĩ Kỳ, một địa điểm tránh tận thế khác. Một ngọn núi có hình kim tự tháp ở Serbia cũng khá đông người do tin đồn tương tự.
Australia là một trong những nước đầu tiên thấy mặt trời mọc ngày 21/12 và trang Facebook của Cơ quan du lịch nước này đầy những tin nhắn hỏi xem có ai thấy dấu hiệu gì của ngày tận thế không.
Ở Trung Quốc, một người làm đồ nội thất, Liu Qiyuan, đã thiết kế những quả bóng khổng lồ có thể mang được 30 người và chống được sóng thần cũng như động đất. Cũng tại Trung Quốc, nhà chức trách bắt giữ hơn 1.000 người loan tin đồn tận thế.
Tại Hà Lan, một người Thiên Chúa giáo chuẩn bị một chiếc thuyền cứu hộ mà ông nói có thể chở được 50 người trong đại hồng thủy.
Hàng nghìn người lo sợ tận thệ thậm chí liên lạc với cả Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA để hỏi xem họ phải làm gì. NASA đã phải nhờ các chuyên gia giải thích với người dân rằng tận thế chắc chắn không xảy ra.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.