»

Chủ nhật, 24/11/2024, 13:21:56 PM (GMT+7)

Hơn 400 người chết, người sống sót thiếu ăn sau sóng thần Indonesia

(16:05:36 PM 25/12/2018)
(Tin Môi Trường) - Dù may mắn sống sót sau thảm họa, cư dân tại khu vực chịu ảnh hưởng của sóng thần phải vật lộn với điều kiện thiếu thốn.

Hơn[-]400[-]người[-]chết,[-]người[-]sống[-]sót[-]thiếu[-]ăn[-]sau[-]sóng[-]thần[-]Indonesia

Một bé gái tìm kiếm tài sản giữa ngôi nhà đổ nát của mình tại tỉnh Lampung, Indonesia hôm 25/12, sau khi sóng thần tấn công nơi đây. Ảnh: AFP.

 
Những lo ngại về khủng khoảng sức khỏe cộng đồng xuất hiện tại các điểm tạm trú ở Indonesia sau khi ít nhất 429 người chết, 1.485 người bị thương và hàng nghìn người mất nhà cửa do trận sóng thần hôm 22/12 tại eo biển Sunda, AFP đưa tin.
 
"Rất nhiều trẻ em bị sốt, đau đầu và không có đủ nước sinh hoạt", Rizal Alimin, bác sĩ của tổ chức phi chính phủ Aksi Cepat Tanggap, cho biết. "Chúng tôi có ít thuốc hơn bình thường. Điều kiện sống cũng không lành mạnh khi không có đủ nước sạch. Mọi người đang phải ngủ trên sàn và cần thực phẩm".
 
Hoạt động của núi lửa Anak Krakatau gây ra vụ sạt lở ngầm dưới biển, dẫn tới trận sóng thần với những đợt sóng cao 3 m ập đến trong đêm mà không có cảnh báo, khiến các bãi biển phía nam đảo Sumatra và phía tây đảo Java chịu ảnh hưởng nặng nề.
 
Các chuyên gia cảnh báo những đợt sóng nguy hiểm hơn có thể tiếp tục tràn vào khu vực này. Nhiều người trong số hơn 5.000 dân sơ tán cho biết họ sợ thảm họa lại xảy ra nên không dám về nhà. "Tôi đã ở đây ba ngày. Tôi thấy sợ hãi bởi nhà mình ngay cạnh bờ biển", người phụ nữ 40 tuổi tên Neng Sumarni chia sẻ.
 
Abu Salim, thành viên nhóm tình nguyện Tagana, cho biết các nhân viên cứu trợ đang nỗ lực để ổn định tình hình. "Chúng tôi đang tập trung giúp đỡ những người sơ tán tại các điểm tạm trú bằng cách dựng nhà bếp công cộng, phân phối hậu cần và sắp xếp thêm lều ở nơi thích hợp. Tuy nhiên, nhiều người trú ẩn ở những vùng cao hơn và chúng tôi chưa thể tiếp cận với họ", Salim nói. 
 
Trong khi đó, các đội cứu hộ đang cố gắng tìm thi thể nạn nhân và hy vọng phát hiện thêm nhiều người sống sót, đồng thời sử dụng thiết bị không người lái để khảo sát khu vực bờ biển bị tàn phá. "Chúng tôi đang tìm kiếm những nạn nhân có thể vẫn bị chôn vùi dưới đống đổ nát", Ketut Sukarta, người đứng đầu cơ quan xử lý thiên tai khu vực Nam Lampung trên đảo Sumatra, cho biết
 
Trận sóng thần hôm 22/12 là lần thứ ba trong vòng 6 tháng Indonesia phải hứng chịu thảm họa tự nhiên nghiêm trọng, sau loạt động đất trên đảo Lombok hồi cuối tháng 7 - đầu tháng 8 và trận động đất kết hợp sóng thần vào tháng 9 trên đảo Sulawesi khiến hơn 2.000 người thiệt mạng. Do nằm trên Vành đai Lửa Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo va chạm, Indonesia là một trong những nước gặp nhiều thiên tai nhất thế giới.
(Ánh Ngọc/VnE)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hơn 400 người chết, người sống sót thiếu ăn sau sóng thần Indonesia

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI