Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Tuổi trẻ hành động vì môi trường
(14:17:51 PM 24/11/2015)Tuổi trẻ hành động vì môi trường
Đi đầu trong công tác tuyên truyền
Tuổi trẻ- tuổi của, nhiệt huyết, năng động, đam mê, sáng tạo, tuổi để phấn đấu và đóng góp sức trẻ vào công cuộc xây dựng đất nước. Có lẽ nhận thức được vai trò và trách nhiệm lớn lao ấy của mình mà tuổi trẻ Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng đóng góp cho xã hội. Không chỉ là lực lượng xung kích lăn xả vào mọi “mặt trận”, mọi lĩnh vực, “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” mà trong cả “mặt trận bảo vệ môi trường” thanh niên, tuổi trẻ cả nước cũng đã làm rất tốt vai trò của mình.
Tuổi trẻ cả nước luôn tích cực xông pha trong những hoạt động thường niên của Đoàn Thanh niên: “Tháng Thanh niên, Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, thanh- thiếu niên cả nước đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động ra quân tuyên truyền và tham gia bảo vệ môi trường, với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực như: dọn vệ sinh, thu gom rác thải đường làng, ngõ, xóm; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; trồng rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, rừng hoàn nguyên; vận động nhân dân tại địa phương tham gia xây dựng các công trình nước sạch vệ sinh môi trường; tổ chức tập huấn về bảo vệ môi trường.”
Các hoạt động đã tác động đến nhận thức về môi trường của từng nhóm đối tượng đội viên, hội viên, thanh niên khác nhau, góp phần nâng cao nhận thức, tiến tới hành độngđi đầu trong công tác vận động, tuyên truyền hưởng ứng các chiến dịch: Ngày vì môi trường; Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn; Tuần lễ Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn,.....
Chỉ nói riêng tới tuổi trẻ tại hai thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh ngoài hưởng ứng các phong trào của Đoàn thanh niên, các bạn trẻ tại đây còn tích cực tham gia các hoạt động của các Tổ chức vì môi trường hoặc tự tổ chức những chương trình mang tính tuyên truyền cao, nhằm truyền bá vị thế và vai trò của môi trường.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 vừa qua đã có hơn 400 bạn trẻ hào hứng trải nghiệm “Sống giản đơn” để bảo vệ môi trường.Sự kiện do Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển – CHANGE cùng Phong trào toàn cầu về Biến đổi khí hậu 350.org Việt Nam phối hợp với CLB Tuổi trẻ Thăng Long (YDA Việt Nam) thực hiện. Đây là sự kiện chính của chiến dịch cùng tên với mong muốn truyền cảm hứng cho cộng đồng người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ về bảo vệ môi trường bằng những hành động vô cùng giản đơn. Trong đó “Sống Giản đơn” cũng là một trong những hoạt động tiêu biểu.Với 5 góc hết sức thú vị mang tên “Khí hậu”, “Trồng Cây, “Tái Chế”, “Hữu Cơ”, “Mặt Trời”, các bạn trẻ tham dự chương trình đã có cơ hội trải nghiệm những hoạt động mới mẻ và độc đáo bao gồm tìm hiểu các kiến thức về biến đổi khí hậu và môi trường một cách đơn giản; biến quần áo cũ thành những túi tái chế thật sành điệu tại góc “Tái Chế”; làm xà phòng hữu cơ và uống nước bằng bằng ống hút thân thiện môi trường tại góc “Hữu Cơ”; tham quan các vật dụng từ nguồn năng lượng mặt trời và nấu bánh từ bếp năng lượng mặt trời tại góc “Mặt trời”.
Hay gần đây nhất, tại Hà Nội, các bạn trẻ đến từ trường THPT Chuyên ngữ, THPT Nguyễn Tất Thành đã cùng nhau cho ra mắt bộ sưu tập thời trang được thiết kế từ những chất liệu tái chế. Với chủ đề “Greenista” - các mẫu thiết kế được tạo nên từ chất liệu tái chế như giấy, chai nhựa, nilon... các nhà thiết kế đã gửi gắm thông điệp về bảo vệ môi trường cũng như phong cách thời trang của mình một cách nhẹ nhàng nhưng cũng vô cùng chuyên nghiệp.
Chương trình COP 21 và hành động của giới trẻ cũng đã được phát động trên phạm vi toàn quốc với sự tham gia đông đảo các bạn trẻ đã đóng góp cảm nhận, ý kiến của mình về môi trường, các dự án cải thiện môi trường, chống biến đổi khí hậu.
Tuổi trẻ hành động vì môi trường
Từ suy nghĩ đến hành động thiết thực
Cùng với những hoạt động sôi nổi ấy, tuổi trẻ Việt Nam luôn nỗ lực xây dựng những mô hình kiểu mẫu về bảo vệ môi trường như: Nhà tiêu hợp vệ sinh”, "Làng xã xanh - sạch - đẹp", “Tổ hợp tác, Hợp tác xã thanh niên làm dịch vụ thu gom rác thải”; “Đội Thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường”; “Tuyến sông an toàn, sạch đẹp”; “Trồng rừng ngập mặn, rừng hoàn nguyên, rừng phi lao chắn song”.
Các mô hình do Đoàn thanh niên xây dựng và duy trì đã góp phần tác động tích cực đến nhận thức, cải thiện môi trường sống, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình thanh niên, gia đình chính sách ở những vùng khó khăn, đồng thời, đem lại hiệu quả thiết thực đối với công tác bảo vệ môi trường tại các địa phương.
Qua 5 năm triển khai, cho tới nay các cấp bộ đoàn đã củng cố và thành lập mới được hơn 56.884 mô hình, câu lạc bộ, đội nhóm về bảo vệ môi trường, thu hút hơn 1.570.189 thanh thiếu niên tham gia; xây dựng được hàng vạn nhà tiêu hợp vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi kết hợp biogas; xây dựng gần 300 mô hình cải tạo và làm sạch giọt nước, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe cho thanh thiếu nhi và nhân dân.
Đó là những thành quả đáng mừng mà tuổi trẻ cả nước đã đạt được, cũng là động lực để tuổi trẻ cố gắng hơn nữa trong các phong trào về sau, để môi trường Việt Nam thêm xanh- sạch- đẹp.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
-
25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
-
WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
-
Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
-
"Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
-
Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
-
Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
-
Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
-
Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) (18/02/2025)
- "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại" (15/02/2025)
- SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố (15/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)