»

Thứ sáu, 21/02/2025, 16:02:10 PM (GMT+7)

Dẫn lối cho người sống xanh

(06:30:05 AM 09/05/2024)
(Tin Môi Trường) - Sống xanh rồi mới sống nhanh mở ra những góc nhìn mới cho những ai theo đuổi lối sống bền vững, cùng các giải pháp hữu ích.

Những khía cạnh trong sống xanh được đề cập trong cuốn sách "Sống xanh rồi mới sống nhanh" một cách cặn kẽ và thực tế.

 
Tôi từng có cái nhìn tiêu cực về đồ nhựa nhưng nhờ có cuốn sách này, tôi nhận ra vai trò quan trọng của nhựa trong cuộc sống, không có nhựa thì cũng sẽ phải sử dụng một vật liệu khác để thay thế. Và chẳng có vật liệu nào thân thiện hơn vật liệu nào, giấy làm từ gỗ, thủy tinh từ cát, gốm sứ nặn từ đất… Chúng đều từ tự nhiên mà ra.
 
Công bằng mà nói, nhựa không có lỗi vì chúng chẳng thể quyết định được số phận mình, rằng mình có được sản xuất hay không, dùng vào mục đích gì, giá thành ra sao và kể cả việc rồi cuộc đời mình sẽ trôi về đâu. Người sản xuất cũng có một phần lỗi, nhưng có cung mới có cầu. Cách mỗi cá nhân sử dụng là yếu tố then chốt để giảm nhựa.
 

Dẫn[-]lối[-]cho[-]người[-]sống[-]xanh 

Ảnh: Miên Nguyễn.
 
Tôi cũng chưa từng đặt mình vào vị trí của nhựa, câu chuyện về chú sứa nilon Stanley khiến tôi suy tư nhiều. Chú bị trôi vào đại dương, bị sinh vật biển coi là thức ăn mà cắn, nuốt. Stanley sợ hãi vô cùng nhưng chính chú cũng không biết mình là ai. Stanley cũng như những người bạn túi nilon khác, lênh đênh trên biển với câu hỏi: Mình là ai? Tại sao mình lại ở đây?
 
Ngoài ra, tôi biết được mình đã hơi “dễ dãi” khi cho rằng vật liệu thân thiện hơn nhựa đồng nghĩa với việc thân thiện với môi trường. Nhưng sự thật không phải vậy, vì mỗi hoạt động sống của chúng ta, dù ít dù nhiều vẫn ảnh hưởng đến môi sinh. Ở góc độ người dùng, cần tỉnh táo khi cái mác “thân thiện với môi trường” được sử dụng quá đại trà và chẳng có tiêu chuẩn nào để căn cứ, áp dụng như hiện nay. Vật liệu thân thiện với môi trường cũng không nên trở thành cái cớ để chúng ta mặc sức sử dụng.
 
Khi mua một sản phẩm, tôi hay tự hỏi mình “Sản phẩm này có thân thiện với môi trường không?” mà quên đi những khía cạnh khác. Để đánh giá một sản phẩm thân thiện với môi trường còn cần căn cứ vào quá trình sản xuất, khai thác nguyên liệu, bao bì đóng gói. Sử dụng sản phẩm xanh đã là một bước tiến trong tiêu dùng, tuy nhiên để những tâm ý của chúng ta thực sự có ý nghĩa, có lẽ cần nhiều lưu tâm hơn.
 
Mục tiêu của các nhãn hàng, chiến dịch marketing là thúc đẩy nhu cầu mua sắm, sở hữu của con người. Có một quan điểm rất hay được đề cập trong sách mà tôi tâm đắc: Khi bạn học được cách từ chối những nhu cầu của mình để giúp giảm rác thải cho môi trường, hành trình sống xanh sẽ “dễ thở” hơn nhiều. Người ta sử dụng túi nilon hay đồ nhựa vô tội vạ chẳng phải vì chúng tiện và rẻ sao?
 
Ở góc nhìn rộng hơn, tác giả chia sẻ về các doanh nghiệp theo đuổi triết lý xanh, làm sản phẩm xanh và cả giải pháp khả thi. Đâu đó vẫn còn nhiều khúc mắc cần giải quyết về bài toán thói quen người tiêu dùng, bao bì, đóng gói, bảo quản, giá thành…. Tôi hiểu và thông cảm hơn cho các doanh nghiệp này. Họ đang cố gắng mang lại giá trị cho khách hàng và môi trường, nhưng trong rất nhiều điều muốn đạt được, có vài điểm họ buộc phải thỏa hiệp.
 
Trên hành trình theo đuổi lối sống bền vững, đôi lúc tôi thấy mình đơn độc. Tôi bắt gặp mình đâu đó trong các nhân vật truyền cảm hứng được chia sẻ trong sách.
 
Cô bán rau ở con hẻm nhỏ với những suy tư về vấn đề môi trường. Cô cũng ước mơ mở tiệm cơm chay nhằm gieo duyên ăn chay vì biết nền chăn nuôi ảnh hưởng tới môi sinh nhường nào. Tuy chỉ là mô hình kinh doanh sạp rau nhỏ, nhưng cô chấp nhận dùng loại túi đỡ hại cho môi trường hơn dù giá có cao hơn túi nilon một chút. Hay trước khi bán cho khách cô sẽ cắt phần gốc rau cho vào một cái rổ, cuối buổi đem về bón cho vườn nhà mình, vì đằng nào về người ta cũng bỏ đi, đỡ phí đỡ tội.
 
Tôi cũng bắt gặp hình ảnh mẹ mình qua chia sẻ về người mẹ của tác giả. Mẹ tôi chẳng biết sống xanh là gì, nhưng thấy con gái kiên trì giặt từng chiếc túi nilon, thủ thỉ về tác hại của những chiếc túi này, tôi nhìn thấy sự thay đổi ở mẹ. Bà chủ động giữ lại túi để tái sử dụng hoặc để gọn lại cho tôi giặt, phơi bồ kết gội đầu hay chuyển sang dùng dầu lạc. Niềm vui lớn nhất đối với những người thực hành sống xanh như tôi có lẽ là thấy những người thân yêu bên cạnh mình dần chuyển mình.
 
Sống xanh rồi mới sống nhanh quả là một cuốn sách thú vị và bổ ích cho những ai muốn theo đuổi lối sống bền vững.
Miên Nguyễn (Thị trấn Yaly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dẫn lối cho người sống xanh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI