Sống xanh
"Sẽ đổi đất lấy nhà vệ sinh công cộng"
(09:29:50 AM 07/07/2016)
Nhiều người mong muốn thành phố có nhiều nhà vệ sinh công cộng sạch đẹp như nhà vệ sinh miễn phí của Sacombank - Ảnh: N.C.THÀNH
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM, đưa ra nhận định này tại cuộc họp chiều 4-7. Cuộc họp do ông Trần Vĩnh Tuyến, phó chủ tịch UBND TP, chủ trì để nghe các sở ngành, quận huyện báo cáo về việc đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng
trên địa bàn TP.
Nâng cấp nhà vệ sinh trong khi chờ xây mới
Theo bà Mỹ, thống kê cho thấy toàn TP hiện có 208 nhà vệ sinh công cộng. Trong đó có 155 nhà vệ sinh tập trung chủ yếu ở các tuyến đường, công viên, bến xe, chợ. Riêng các điểm thu hút khách du lịch có 53 nhà vệ sinh công cộng.
Vừa qua, Sở Giao thông vận tải TP và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã phối hợp đầu tư một số nhà vệ sinh công cộng hiện đại ở các quận trung tâm.
“Hiện Sở Tài nguyên - môi trường đang được TP giao xây dựng đề án liên quan đến việc xây dựng, lắp đặt nhà vệ sinh công cộng và thùng rác công cộng cho TP. Hiện đề án đã được gửi lấy ý kiến góp ý của các sở ngành và 3 quận trung tâm: 1, 3, 5” - bà Mỹ cho biết.
Đại diện các quận huyện phản ảnh việc chọn địa điểm xây nhà vệ sinh công cộng là không dễ bởi các cơ quan, đơn vị và người dân đều không mặn mòi với chuyện xây nhà vệ sinh gần nơi làm việc, nơi ở của họ.
Sau khi nghe các ý kiến phản ảnh, ông Trần Vĩnh Tuyến khẳng định việc đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng bài bản, đúng chuẩn là yêu cầu cần thiết cho phát triển du lịch của TP cũng như xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại.
Do đó, ông Tuyến cho rằng trong khi chờ đề án của Sở Tài nguyên - môi trường, các quận huyện, sở ngành phải tích cực nâng cấp nhà vệ sinh công
cộng trên địa bàn.
Đối với việc vận động xây mới nhà vệ sinh, ông Tuyến nêu quan điểm: “Từ trước đến nay, chúng ta chỉ quen kêu gọi nhà đầu tư xây cầu, làm đường. Tại sao không kêu gọi họ đầu tư xây nhà vệ sinh công cộng?”.
Ông Tuyến đề nghị Sở Tài nguyên - môi trường TP nghiên cứu, thẩm định, đề xuất chiến lược “đổi đất lấy công trình” trong xây dựng nhà vệ sinh công cộng. Theo đó, sẽ lựa chọn 1-2 nhà đầu tư có khả năng để xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng cho toàn TP.
“Ta kêu gọi họ xây nhà vệ sinh công cộng hiện đại, đúng chuẩn. Đổi lại, họ được TP giao những khu đất khác để đầu tư trên cơ sở giá trị đất giao và giá trị đầu tư xây nhà vệ sinh là tương đương” - ông Tuyến gợi mở.
Nhiều nhà vệ sinh nhếch nhác
Cùng ngày, ghi nhận của chúng tôi tại khu vực trung tâm TP cho thấy còn nhiều nhà vệ sinh công cộng nhếch nhác, bốc mùi.
ụ thể, ở bến xe buýt công viên 23-9 (Q.1), mặc dù mỗi lượt sử dụng nhà vệ sinh ở đây người dùng phải trả 3.000 đồng nhưng nhà vệ sinh dơ, bốc mùi khai. Các thiết bị trong nhà vệ sinh ở đây cũ kỹ, cáu bẩn. Bồn cầu không có vòi xịt, thùng đựng rác không có nắp đậy...
Tương tự, nhà vệ sinh công cộng ở trạm xe buýt Bến Thành cũng bốc mùi khai khiến nhiều người vào đây phải mang khẩu trang hoặc lấy tay bịt mũi. Thực tế cho thấy khi nhân viên vệ sinh vừa lau sàn nhà vệ sinh xong, sàn chưa khô đã có nhiều người ra vào liên tục nên nhớp nháp bùn đất, dơ bẩn.
Nhiều hành khách đi xe buýt cho rằng họ mong muốn nhà vệ sinh ở đây sạch hơn vì họ đã trả phí 2.000 đồng/lượt
khi đi vệ sinh.
Tại Q.1, vỉa hè các giao lộ: Nguyễn Trung Trực - Nguyễn Du, Lý Tự Trọng - Hai Bà Trưng, góc Huyền Trân Công Chúa - Nguyễn Thị Minh Khai, gần ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Huỳnh Thúc Kháng, góc Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Thị Minh Khai... đều có nhà vệ sinh công cộng di động làm bằng vật liệu composite.
Người sử dụng nhà vệ sinh ở đây phải trả phí 3.000 đồng/lượt, nhưng không gian trong mỗi buồng vệ sinh rất chật chội, gây khó khăn khi sử dụng. Đặc biệt, những nhà vệ sinh này nhìn thấy sạch sẽ nhưng vẫn có mùi khai bốc lên!...
Sạch sẽ và được nhiều người dân hài lòng hơn hết là những nhà vệ sinh do Sacombank xây dựng tại các công viên: 23-9, Lê Văn Tám, Tao Đàn.
Tuy nhiên, nói về các nhà vệ sinh này, một du khách nhận xét: “Nhà vệ sinh của các bạn khá sạch sẽ, nhưng không có giấy vệ sinh như ở nước tôi”. Còn bà Nguyễn Ngọc Hồng, một người buôn bán trong khu vực, cho rằng nhà vệ sinh không có vòi xịt nên hơi bất tiện khi cần sử dụng.
Còn tại khu vực công viên 30-4, nhà thờ Đức Bà tập trung nhiều người dân và du khách nhưng lại không có nhà vệ sinh công cộng...
Thiết kế sao cho tiện dụng, nhẹ nhàng
Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, thiết kế nhà vệ sinh công cộng tại TP về kiểu dáng, màu sắc... hiện còn rất cứng nhắc. Ông Tuyến cũng nêu kinh nghiệm các nước phát triển là người ta xây nhà vệ sinh công cộng rất đẹp, hình thức mới lạ, hiện đại và tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
“Tôi đề nghị các quận huyện, sở ngành nghiên cứu xây dựng nhà vệ sinh công cộng theo hướng vừa tiện dụng vừa nhẹ nhàng, tạo nét riêng cho đô thị ở TP.HCM” - ông Tuyến nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Netzero tour ở xứ dừa
- Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới
- Cần bảo tồn và phát triển đất ngập nước Sông Đầm - hệ sinh thái quý hiếm của Quảng Nam
- La Vie mang đến “Trạm dừng Chút Yên từ Thiên nhiên” với ứng dụng A.I đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng trẻ
- Cuộc thi trực tuyến thử thách "Dấu tay xanh"
- Phát triển xanh là mục tiêu cốt lõi của TP.HCM
- Nha Trang xây dựng mô hình mẫu về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh
- Làm gì để TP.HCM đáng sống trong màu xanh cây lá?
- Đối thoại tìm giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa ở vịnh Nha Trang
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
- Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới
- Nhà vô địch Robotacon WRO 2024 nhận Giải thưởng “Raising the bar” của Vinamilk cho dự án robot vì môi trường
- Đà Lạt sẽ trồng thay thế sau khi chặt hạ, di chuyển 108 cây thông ba lá
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Vinamilk truyền cảm hứng về phát triển bền vững qua cuộc thi Robot lớn nhất năm dành cho học sinh cả nước
- Loạt thử thách thú vị Vinamilk dành cho các tuyển thủ Robot Nhí về chủ đề bảo vệ môi trường
- Netzero tour ở xứ dừa
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Loạt thử thách thú vị Vinamilk dành cho các tuyển thủ Robot Nhí về chủ đề bảo vệ môi trường
- Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới
- Nhà vô địch Robotacon WRO 2024 nhận Giải thưởng “Raising the bar” của Vinamilk cho dự án robot vì môi trường
- Netzero tour ở xứ dừa
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Vinamilk truyền cảm hứng về phát triển bền vững qua cuộc thi Robot lớn nhất năm dành cho học sinh cả nước
- Đà Lạt sẽ trồng thay thế sau khi chặt hạ, di chuyển 108 cây thông ba lá
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.