Di sản xanh » Mỹ thuật
Ngây ngất mùa hoa súng miền Tây
(13:00:52 PM 01/09/2016)
Với súng hoang (được nhổ từ đồng sâu sát vùng biên giới). Phải tẻ ra như thế mới giũ sạch được. Loại súng này để nguyên, không bó tròn mà chất luôn lên xe ba gác đẩy đến điểm thu mua - Ảnh: HUỲNH TRÂN
Bạn bè tôi nhiều người quê vùng đồng bằng, đâu đó trong mắt có hàng mưa giăng miệt Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Mỹ Tho, Cần Thơ, Bạc Liêu. Mùa mưa là bông súng dại đua nhau nở đầy trên ven sông, kênh rạch, đồng trũng, ao, đìa...
Loài hoa mà mùa nắng cứ tự vùi hạt, thân củ, rễ xuống tầng đất sâu, chờ mưa xuống, nước lên thì lặng lẽ mọc, lặng lẽ khoe sắc khắp mọi nơi để có một mùa hoa thu hoạch bông súng. Mùa của những món ăn dân dã ngon tuyệt.
Trong tuổi thơ của bạn bè tôi ai cũng có những mùa nước nổi chèo xuồng đi nhổ bông súng trên cánh đồng xa. Là những lúc ướt lướt thướt, lạnh căm căm, nhưng đổi lại có món học phí lận lưng, có chút tiền bỏ túi lên thành phố mà vào năm học mới.
Là hình ảnh những người mẹ, người chị chống xuồng đi từ khuya để đi nhổ bông súng cho nhiều, cho kịp (vì tới trưa bông nở sẽ đắng) mang ra chợ bán, kiếm tiền mua gạo và các thứ. Là niềm vui hớn hở qua một xuồng đầy những bông súng tươi non.
Trong khi lang thang vùng An Giang, chúng tôi may mắn làm quen được một vài chị đang ngồi lặt bông súng ven lạch. Theo lời các chị, những năm gần đây lũ không còn về, nên những người dân vùng sông nước cứ canh đến khi trời đổ mưa là đi dọn ruộng vét ao, chờ mưa nhiều cho súng mọc lên...
Thường bông súng không gieo trồng, cứ mưa xuống là theo đất dưới sình mọc lên. Nước dâng cao, bông súng cũng cao theo. Mưa càng nhiều nước thì bông súng càng dài cọng, mềm mại, tươi non.
Cứ chèo xuồng đi nhổ những cọng bông xanh non tươi về, làm sạch bùn đất. Chỉ cần bứt bỏ bông nở, lấy thân súng, tước bỏ lớp vỏ ngoài mỏng rồi khoanh tròn lại, giao cho vựa. Từ đó họ giao ra chợ, cho nhà hàng. Còn lại thì chế biến các món ăn.
Với bà con miệt đồng thì xào, nấu canh chua, làm dưa... món nào cũng ngon, ngon nhất làm cái lẩu bông súng mắm kho. Cái món ăn dân dã từ thời cha ông lưu truyền tới giờ, mà đâu phải ai cũng biết ăn và được ăn.
Theo chỉ dẫn, chúng tôi thuê xuồng và lội vô một đồng súng miền sâu. Giữa đồng hoang, ngoài vài chòi giữ súng thì gần như vắng bóng người.
Những người dân ở đây kể thêm dù là loài mọc tự nhiên, thân phát triển theo con nước, nhưng do lũ không còn về nên phải lo trồng để có thu nhập. Chính vì trồng nên phải canh, phải lo chăm sóc.
Còn một số hái súng tự do thì bơi xuồng sang các cánh đồng trũng giáp biên giới Campuchia. Nơi đây còn súng hoang nhiều nên dài và to, nhưng đi vậy cực lắm. Đêm gió lạnh, không khéo lại lật xuồng trong khuya... Họ thở dài và bỏ lửng câu nói.
Bông súng "ta" thường có màu tím đỏ, cọng mập do được chăm sóc tốt. Còn súng hoang thường màu trắng, cọng dài, có khi đến 5 - 7m. Súng bên sát biên giới Campuchia thì to cọng và bông, có khi một bó hai người lớn khiêng mới nổi.
Mấy hôm nay mưa, sáng sớm ở các xóm vùng biên người đi bẻ súng rộn ràng hẳn. Ngoài sông thì giũ súng, trên bờ thì xe ba gác, xe đạp chất đầy súng, có bó khoanh tròn, có bó thẳng tắp... Chừng hửng sáng thì hết.
"Mấy ông nhiếp ảnh muốn chụp phải dặn trước để họ chừa lại, mà phải đi thiệt sớm”, một chị cười nói.
Chia tay những người dân chơn chất vùng đồng nước. Chợt thấy quá cảm phục những người dân vùng quê. Để có những món ăn ngon từ bông súng tươi lành vươn lên từ bùn đất phù sa, bao nhiêu con người đã phải rất vất vả, dãi dầm sương gió.
Một cánh đồng trồng súng ở miền Tây. Chủ ruộng yêu cầu không nêu địa danh vì ngại... bị làm phiền - Ảnh: HUỲNH TRÂN
Mênh mông đồng súng miền Tây - Ảnh: HUỲNH TRÂN
Mùa súng, cả nhà cùng làm việc từ sớm - Ảnh: HUỲNH TRÂN
Sau khi sơ chế, bông súng khoanh tròn sẽ cho vào bao nhựa, giao lại vựa thu mua - Ảnh: HUỲNH TRÂN
Hoa súng chờ giao mối lái tại chợ ngã năm Sóc Trăng - Ảnh: HUỲNH TRÂN
Hoa súng bày bán ở chợ quê - Ảnh: HUỲNH TRÂN
Trên cung đường Vĩnh Long, chợt bắt gặp một người đàn ông với bó bông súng vừa nhổ trên vai - Ảnh: HUỲNH TRÂN
Món ngon miền Tây cùng cọng súng non - Ảnh: HỒNG DUY KHANH
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
- Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 059
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-02
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 032-02
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 030
- Tác giả Võ Doãn Tuấn (Nghệ An) đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế logo “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)”
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 055
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 056-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 032-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 031
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 031203
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 027
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 028
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 029
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 030
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 031
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 032-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 032-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 031203
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 033
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 034-01
Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.