Môi trường » Tiếng ồn
TP.HCM: Nhức đầu vì chim yến !
(22:30:53 PM 13/06/2012)
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe dân cư
Chi cục Phát triển nông thôn TPHCM cho biết thời gian qua, chi cục nhận được nhiều đơn phản ánh, khiếu nại của người dân vì tiếng ồn do những nhà nuôi yến gây ra.
Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM, cho biết không thể khẳng định chim yến không mang virus gây bệnh cho con người. Hiện chỉ có huyện Cần Giờ là được phép nuôi yến, còn lại nuôi ở nơi khác là chăn nuôi trái phép.
Tổ thực hiện đề án thí điểm nuôi chim yến ở huyện Cần Giờ cho biết đã kiểm tra tiếng ồn tại các nhà nuôi thí điểm chim yến bằng máy Testo 815 của Đức và nhận thấy tiếng ồn không vượt mức cho phép quy định, tuy nhiên, vẫn cần có đánh giá chính xác của ngành y tế. Có thể tiếng ồn không vượt quy chuẩn của ngành môi trường nhưng về mặt tâm lý, khi mở máy dụ yến thường xuyên hằng ngày (lặp đi lặp lại nhiều lần) có thể gây tâm lý khó chịu cho người nghe, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của người dân cư ngụ xung quanh.
Cần quy hoạch, giám sát chặt chẽ
Theo kỹ sư, nghệ nhân nuôi yến Trần Thuận, TPHCM là một trong những địa bàn lớn có chim yến sinh sống tập trung. Hiện nay, rải khắp các quận, huyện đều có những mô hình nhà nuôi chim yến, nhất là các quận ở ngoại thành như Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức; các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ… Thời gian gần đây, số lượng nhà nuôi chim yến ở TPHCM tăng lên đột biến. Riêng ở huyện Cần Giờ, hiện phong trào nuôi chim yến phát triển rất mạnh và đang đứng đầu toàn TPHCM cả về quy mô và sản lượng.
Tại nội đô TPHCM có nhiều hộ gia đình cải tạo nhà đang ở, kho, xưởng hoặc xây nhà mới với phần trên thiết kế nuôi chim yến, còn phần dưới để ở. Hiện giá thu mua tổ yến trên thị trường từ 1.500 đến 2.000 USD/kg. Chính vì món lợi này mà không ít người đã đổ xô làm nhà nuôi yến. Trước việc nuôi chim yến tự phát, những chuyên gia nuôi yến trong TP cảnh báo. “Không phải ngôi nhà gọi yến nào cũng thành công. Coi chừng mất tiền đầu tư vì giá thành đầu tư mỗi nhà yến tốn khoảng 1 - 2 tỉ đồng” - kỹ sư, nghệ nhân nuôi yến Trần Thuận cho biết.
Theo PGS-TS Nguyễn Khoa Diệu Thu (Viện Sinh học Nhiệt đới), việc nuôi chim yến có mối quan hệ tỉ lệ thuận với bảo vệ môi trường. Nhà yến phải xây xa TP và các khu vui chơi, giải trí, xa sân bay, chủ yếu ở vùng nông thôn, hải đảo, ven đô, nơi có chim yến sinh sống. Theo bà Diệu Thu, không nên tiếp tục xây nhà yến trong TP. Việc nuôi yến cần có giấy phép xây dựng, giấy kiểm dịch thú y. Có quy định cụ thể về mức độ ồn khi mở băng gọi chim (phải dưới 40 decibel), về vệ sinh - mùi hôi của phân chim, sự ẩm ướt do phun sương và bụi lông chim khi đàn chim quá đông.
Đầu tháng 2-2012, UBND TPHCM đã giao Sở NN-PTNT thu thập các thông tin và tài liệu về ngành nghề nuôi chim yến tại Việt Nam để giúp người dân TPHCM yên tâm đầu tư và bảo đảm công tác quản lý Nhà nước về an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Điểm du lịch rừng dừa nước Bảy Mẫu Hội An "ô nhiễm" bởi tiếng ồn
- TP HCM: Ô nhiễm tiếng ồn và những hệ lụy khó lường
- Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ siết chặt quản lý việc nổ mìn tại các mỏ khai thác đá
- Doanh nghiệp tư nhân Trần Phúc phải tuân thủ nghiêm quy định an toàn khi nổ mìn phá đá
- Đắk Nông: Cần sớm xử lý việc nổ mìn phá đá gây nguy hiểm cho người dân ở xã Đắk R’Moan
- Mệt mỏi với tiếng ồn
- Long An: Đề nghị doanh nghiệp hỗ trợ thỏa đáng diện tích lúa bị thiệt hại do nước xả thải
- Bụi và tiếng ồn "tấn công" TP HCM
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…