Môi trường » Tiếng ồn
Nơi không tiếng...còi xe !
(08:39:35 AM 04/09/2011)
Giao thông ở Thủ đô của Lào dù xe cộ nườm nượp nhưng không có tiếng còi xe
Như từ “hành tinh” khác
Từ Hà Tĩnh sang nước bạn Lào xuất cảnh chưa đến một ngày đi bằng ô tô, khách du lịch có thể có mặt ở thủ đô của nước này. Vậy nên nhiều người đã chọn cho mình cách du lịch bằng xe con Việt sang đất chùa Tháp để ngắm Thạt Luông, xem vườn tượng…
Chiếc xe con Việt chen chúc giữa dòng xe cộ ở lòng thủ đô Viêng Chăn trước sự ngạc nhiên của những người bán hàng Lào. Chẳng thua kém gì thủ đô Hà Nội, xe ô tô ở đây nhiều “đáng nể”. Tuy nhiên về độ “xịn” thì ở nước bạn không bằng.
Nhưng ở đây xe ô tô cũng như xe máy chạy vun vút. Hiếm thấy có cảnh tắc đường. Thấy người Lào nhìn xe Việt, chúng tôi tưởng là chuyện bình thường khi chứng kiến đoàn xe khách du lịch với cờ sao vàng, đỏ cả một vệt đường.
Rẽ vào một quán ăn người Việt nằm bên đại lộ 13, thủ đô Viên Chăn. Vợ chồng chủ quán là người Hà Nội mới sang đây buôn bán. Đem cái sự ngạc nhiên thổ lộ, ông chủ bảo: “Họ xem xe các bác như ở ngoài hành tinh đến đấy ! ”.
Sao thế ? Ở đây người ta đi xe không còi đâu. Huống chi (Gì) các bác lại bật xi nhan. Họ nghe tiếng bíp bíp hay tò tí te lại tưởng điều gì chẳng lành!
Té ra, khi nãy đến đoạn qua đường, chú tài xế đã bật xi nhan cùng với tiếng kêu để qua đường-Điều mà ở Lào người ta hầu như là không sử dụng.
Còi xe là bất lịch sự?
Ở Lào xe ô tô nhiều nhưng ít thấy cảnh tắc đường
Không sử dụng còi xe hay bất kỳ một âm thanh nào phát ra từ xe. Xe máy hay ô tô cũng thế. Đó là điều “tối kị” ở Lào.
Thậm chí theo một số người Việt làm ăn tại Lào thì đi trên đường nghe tiếng còi xe là biết ngay đó là xe của người Việt Nam. Tuy nhiên hỏi về quy định hay luật thì phần lớn mọi người đều lắc đầu rằng không biết. Chỉ hay là ở Lào người dân không bao giờ bấm còi.
“Ở đây họ mà nghe còi là giật mình đấy. Thậm chí họ tưởng là giận nhau nữa. Nên không ai còi mô”, chị Hoa bán hàng ở gần sân vận động Chao Anu Vông cười đùa cho hay.
Tiếng còi chuyện tưởng như rất bình thường ở Việt Nam nhưng xem ra ở Lào thì lại là chuyện “bí hiểm”.
Hùng tên gọi của chàng cảnh sát trẻ của Lào lúc đi học ở Việt Nam lý giải bằng tiếng Việt rằng: “Không lạ mô (Đâu). Ở đây người dân không còi xe. Cũng chẳng có quy định hay luật nào cả. Họ thực hiện từ lâu rồi. Đi xe (Xe máy lẫn xe ô tô mà còi) thì chỉ có trường hợp là trêu chọc nhau, thậm chí là giận nhau mới làm thế. Ở Lào họ sợ giật mình khi nghe tiếng còi xe lắm !”.
Tháo còi ngay khi mua xe !
Ngay cả loại xe “hạng bét” như thế này ở Lào nghe tiếng còi là điều hiếm thấy
Chuyện tưởng như đùa hoá ra lại là sự thật ở Lào: Nhiều người mua xe máy ngay khi báo giá đã bảo tháo còi để bớt tiền. “Để còi về nhà họ cũng tháo. Nên chi bằng tháo còi trừ tiền ngay khi mua sẽ giảm được chi phí mua xe ”- Hùng cho hay.
Hỏi nhiều người về chuyện lạ này ai cũng gật đầu. Không những tháo còi mà tiếng xi nhan kêu tách tách người dân Lào cũng không sử dụng.
Điều lạ là không có còi xe nhưng giữa dòng xe cộ lao vun vút ở mọi con đường vào thủ đô Viêng Chăn mọi người vẫn chấp hành luật giao thông nghiêm túc. Tại các điểm ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ mọi người nghiêm chỉnh chấp hành, đèn xanh báo đi mọi người theo thứ tự đi không có tiếng còi húi thúc người đi trước.
Chuyện xem ra tưởng lạ nhưng lại rất dễ gặp ở xứ sở hoa Chăm Pa.
Người Lào sống “chậm”, ít thích ồn ã, xem ra có phải là yếu tố làm cho đất nước chùa Tháp này “khát” những tiếng còi chăng?
Chợt nghĩ về một lúc nào đó ngồi chễm chệ trên xe đi giữa lòng phố xá nơi mình sinh ra, nghe tiếng còi xe inh ỏi (Thậm chí với nhiều tiếng kêu lạ lẫm) thấy lòng lạc lõng, lúc ấy ước gì phố đã yên bình !
Tham gia giao thông, nhiều người có thói quen bấm còi “vô tội vạ”. Đi trên đường tiếng còi đã tạo thành một hỗn hợp các âm thanh hỗn loạn. Nhiều người cho rằng tiếng còi đang khiến cho các đô thị lớn của chúng ta đang bị ô nhiễm âm thanh nặng nề… Một số minh chứng khoa học cho rằng việc nghe những âm thanh quá lớn sẽ gây hại không nhỏ đến sức khỏe con người với những hậu quả như điếc hoặc làm chảy máu tai hay các bệnh liên quan đến thần kinh, nhức đầu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Điểm du lịch rừng dừa nước Bảy Mẫu Hội An "ô nhiễm" bởi tiếng ồn
- TP HCM: Ô nhiễm tiếng ồn và những hệ lụy khó lường
- Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ siết chặt quản lý việc nổ mìn tại các mỏ khai thác đá
- Doanh nghiệp tư nhân Trần Phúc phải tuân thủ nghiêm quy định an toàn khi nổ mìn phá đá
- Đắk Nông: Cần sớm xử lý việc nổ mìn phá đá gây nguy hiểm cho người dân ở xã Đắk R’Moan
- Mệt mỏi với tiếng ồn
- Long An: Đề nghị doanh nghiệp hỗ trợ thỏa đáng diện tích lúa bị thiệt hại do nước xả thải
- Bụi và tiếng ồn "tấn công" TP HCM
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…