»

Thứ bảy, 18/01/2025, 06:46:28 AM (GMT+7)

Phi lao cũng là cây thuốc

(10:58:09 AM 16/11/2023)
(Tin Môi Trường) - Cây Phi lao, còn gọi là Dương liễu, có nguồn gốc từ Châu Úc, được nhập vào nước ta từ năm 1896 (theo KS. Lâm Công Định, 1977), trồng chủ yếu ở các vùng đất cát ven biển để chống cát bay, hạn chế tác hại của sóng thần và làm cây bóng mát ở nhiều nơi trong đất liền, khắp các vùng đồng bằng, các công viên, đường làng, đường phố… Cây này có tên khoa học là Casuarina equisetifolia J.R. et G. Forst., thuộc họ Phi lao (Casuarinaceae).

 Phi[-]lao[-]cũng[-]là[-]cây[-]thuốc

Cây Phi lao (cành hình lá màu xanh lục, nhìn rõ các đốt và cụm quả).

Phi[-]lao[-]cũng[-]là[-]cây[-]thuốc
Bonsai ‘Đôi bờ’ từ cây Phi lao (giá 1,9 tỷ đồng)
 
Phi lao là cây gỗ lớn, cao 6-20m hoặc hơn. Trên thân chính có 2 loại cành: Cành to phân nhánh, màu nâu, phát triển và tồn tại cùng với thân, và loại ‘cành nhỏ’ màu xanh lục, hình kim như lá Thông, dài 20-25cm, đường kính 1,5-2mm, gồm nhiều đốt, sinh trưởng có hạn, gọi là ‘cành hình lá’, làm nhiệm vụ quang hợp. Còn lá thật đã bị thoái hoá, mọc vòng thành một bẹ ngắn quanh các mấu trên cành nhỏ, mang 6-20 vẩy màu nâu. Các lá này không chứa chất diệp lục nên không có chức năng quang hợp. Rễ cây mọc rất sâu, có nốt rễ nên có khả năng cố định đạm như các cây họ Ðậu. Hoa đơn tính cùng gốc, không có bao hoa. Cụm hoa đực là một bông nhỏ hình đuôi sóc dài 1-4cm ở đầu cành, mang nhiều hoa đực chỉ còn 1 nhị, bao phấn có 4 ô. Cụm hoa cái hình trụ ngắn, hoặc gần hình cầu, to bằng đầu ngón tay, trông như nón cái của cây Thông, kích thước 9-13 x10-24mm. Hoa cái nằm trong hai lá bắc, bầu 2 ô, nhưng chỉ một ô phát triển với 1-2 noãn. Quả tụ gồm các lá bắc cứng rắn như gỗ. Có hoa vào mùa hạ.
 
Phi lao là cây đa tác dụng. Gỗ Phi lao rất chắc và cứng, được gọi là ‘thiết mộc’ (bois de fer, ironwood), dùng đóng thuyền, làm cột điện, cột nhà, trụ mỏ, đóng đồ gỗ, sản xuất bột giấy, đốt than củi cho năng lượng cao (khoảng 5.000 kcal/kg). Lá và quả khô rụng xuống thường được người dân vùng ven biển thu gom để làm chất đốt.
 
Cây Phi lao không chỉ cho bóng mát, làm cảnh và tạo hình nghệ thuật bonsai, vv. mà còn một ứng dụng quan trọng nữa là được dùng làm thuốc, do vỏ thân chứa 6-18% tanin, và các chất -gallocatechol, -pyrocatechol, procyanidin, prodelphinidin, propelargonidin, epicatechin… và một chất màu là casnarin.
 
Theo Đông y, vỏ thân và cành nhỏ Phi lao có tác dụng phát hãn (làm toát mồ hôi), lợi tiểu và bình suyễn. Rễ lại có tác dụng làm ngừng toát mồ hôi (chỉ hãn).
 
Nước sắc rễ Phi lao chữa tiêu chảy, kiết lỵ, đau dạ dày (Ấn Ðộ, Indonesia), điều kinh, lợi tiểu, nhuận tràng, bệnh phù, đau bụng, ho, mụn nhọt, đau nhức, đau răng và chống oxy hóa (Duke & Wain, 1981). Vỏ cây dùng chiết tanin để nhuộm và là chất làm săn. Lá có tác dụng kháng khuẩn, trị đau bụng, điều kinh, bệnh tê phù (Indonesia).
         
Ở Trung Quốc, cũng dùng vỏ thân và lá Phi lao với tác dụng như trên; lá còn được dùng trị sán.
 
heo kinh nghiệm dân gian ở nước ta, lá Phi lao được dùng xông chữa bệnh tổ đỉa và bệnh ngoài da; quả Phi lao dùng để chữa chàm, gồm các vị sau: Quả Phi lao khô 300g, Tóc rối 20g, Kẽm oxýt 10g, dầu Lạc hay dầu Dừa 50ml. Cách chế: Quả Phi lao và Tóc rối đem đốt tồn tính, nghiền thành bột mịn rồi trộn với Kẽm oxýt. Sau đó đổ từ từ dầu Lạc, đánh đều thành thuốc mỡ. Dùng bôi hàng ngày.
TSKH. Trần Công Khánh -Hội BVTN&MT Việt Nam
Từ khóa liên quan: Phi lao, cũng, , cây thuốc
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phi lao cũng là cây thuốc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI