»

Thứ bảy, 23/11/2024, 13:08:17 PM (GMT+7)

Xử lý vi phạm môi trường: Quy định dưới luật chưa rõ trách nhiệm

(07:39:32 AM 09/11/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Bên lề kỳ họp Quốc hội (QH) đang diễn ra tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Bùi Cách Tuyến (ảnh) đã trả lời phóng viên xung quanh vấn nạn xả thải vi phạm pháp luật về môi trường của các khu công nghiệp (KCN).

 

- Phóng viên: Thưa ông, tại kỳ họp này QH đã thực hiện giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế (KKT). Nhưng cũng có ý kiến ĐBQH cho rằng, tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường tại các KCN còn bức xúc hơn, bởi hiện tại chưa có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các KKT?

 

 

- Thứ trưởng BÙI CÁCH TUYẾN (ảnh): Đây là chuyên đề giám sát thực hiện theo chương trình làm việc của QH, Bộ TN-MT chỉ tham gia đoàn giám sát để nắm bắt thông tin, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết về chuyên môn hoặc chính sách pháp luật về môi trường cho QH. Tuy nhiên, tôi cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc quản lý môi trường đối với KKT cũng cần được quan tâm giám sát ngay từ bây giờ để phòng ngừa, ngăn chặn, không để ô nhiễm kéo dài. Để càng lâu, hậu quả càng lớn, bất lợi hơn đối với kinh tế và xã hội.

 

Thứ trưởng có cho rằng tình trạng xả thải bừa bãi ra môi trường tại các KCN là bức xúc lớn trong công tác quản lý môi trường hiện nay?

 

- Đó là một trong những bức xúc lớn cần tập trung xử lý. Hàng năm Bộ TN-MT đều có kế hoạch thanh tra các KCN trên toàn quốc.

 

Cụ thể như thế nào, thưa Thứ trưởng?

 

- Việc này còn tùy thuộc ngân sách được cấp. Nhân lực dù có thể đáp ứng thanh tra 400 cơ sở, nhưng kinh phí được cấp chỉ đáp ứng được 350 cơ sở thì làm bấy nhiêu cơ sở. Năm 2011 chúng tôi đã thanh tra 2 đợt, sắp tới sẽ tiến hành đợt 3. Từ 2008 đến nay, chúng tôi đã làm được hơn 1.622 cuộc, tức mỗi năm cũng vài trăm lượt.

 

Có ý kiến cho rằng, các cuộc thanh tra vẫn chưa hiệu quả vì còn nhiều KCN lớn vi phạm pháp luật về xả thải, ông có bình luận gì?

 

- Việc thanh tra phải tiến hành theo quy định của Luật Thanh tra, do đó phải báo trước cho đơn vị được thanh tra từ 1 tuần đến nửa tháng. Bên cạnh đó, nếu mức độ vi phạm của doanh nghiệp chưa quá ngưỡng cũng không được công bố thông tin. Cách thức công bố thông tin ở đâu, như thế nào cũng đã được quy định rõ. Nên chỉ một số trường hợp DN vi phạm quá mức như Vedan thì mới thông tin rộng rãi. Tôi cho rằng như vậy quả là cũng hạn chế phần nào hiệu quả của công tác này.

 

- Xin Thứ trưởng cho biết những giải pháp ưu tiên của bộ trong thời gian tới để giải quyết tình trạng này?

 

- Ưu tiên hàng đầu là tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về môi trường. Luật Bảo vệ môi trường 2005 khi ra đời được đánh giá rất tiến bộ, nhưng hiện nay chưa đáp ứng được tình hình phát triển nhanh chóng, chưa đảm bảo được lợi ích hài hòa của cộng đồng. Nhiều quy định dưới luật chồng chéo, không rõ ràng trách nhiệm… Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác quản lý nhà nước về môi trường, phân định rõ ai là người phải chịu trách nhiệm chính, xử lý trách nhiệm thế nào?

 

- Vừa qua có nhiều vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng về môi trường nhưng chưa có vụ nào người đứng đầu bị khởi tố hình sự. Ông có cho rằng tính răn đe của pháp luật đối với dạng vi phạm này không cao?

 

- Việc này không thuộc thẩm quyền của Bộ TN-MT. Ngành TN-MT chỉ có thể ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Mức phạt trong lĩnh vực này vừa qua đã được điều chỉnh tăng tới 7 lần; quy định rõ một số chức danh có thể xử phạt tới nửa tỷ đồng.

 

- Nhưng mức phạt đó rất ít so với lợi nhuận bất chính mà doanh nghiệp thu được?

 

- Nếu đơn vị bị xử phạt không có biện pháp khắc phục thì có thể phạt nhiều lần. Nhưng tất nhiên, phạt vi phạm hành chính chỉ là một việc. Một nước giàu có như Hà Lan cũng chỉ phạt ở mức vài chục ngàn đô la thôi. Bên cạnh phạt tiền, còn phải có nhiều tác động khác, như áp lực từ báo chí, áp lực từ xã hội, các hình phạt bổ sung, trong đó có cả việc chấm dứt hoạt động của DN…

BẢO VÂN (SGGP)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Xử lý vi phạm môi trường: Quy định dưới luật chưa rõ trách nhiệm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI