Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Thứ bảy, 18/01/2025, 23:06:29 PM (GMT+7)
Xăng dầu tăng giá: doanh nghiệp thiệt một, người dân thiệt mười
(09:36:01 AM 09/03/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Sau khi xăng dầu tăng giá từ chiều ngày 7.3, nhiều doanh nghiệp vận tải đã rục rịch tăng giá cước vận tải. Giá xăng dầu tăng lên, cuộc sống của nhiều người dân đã khó càng thêm khó.
>> Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ >> VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương >> Kết hợp chuyển đổi xanh, chuyển đổi số lĩnh vực môi trường để phát triển bền vững >> Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức >> Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
Ảnh minh họa
Nhà xe chịu thiệt một thời gian ngắn
Ông Trần Quốc Dũng, chủ doanh nghiệp vận tải hành khách Quốc Dũng (chạy tuyến Lâm Đồng – Quảng Ngãi) cho biết, với quyết định tăng giá xăng dầu mới đây của bộ Tài chính, doanh nghiệp của ông chưa thể tăng giá cước vận tải ngay được, bởi lẽ, nếu tăng giá cước ngay, hành khách sẽ đi xe khác. Do đó, theo ông Dũng, doanh nghiệp phải chấp nhận bù lỗ một thời gian, chứ không thể tăng vé ngay; tuy nhiên, nếu cứ giữ nguyên giá vé, doanh nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn khi phải liên tục bù lỗ vào các chuyến xe.
Ông Dũng tính toán: doanh nghiệp Quốc Dũng có mười chiếc xe chạy mỗi ngày ở tuyến Lâm Đồng – Quảng Ngãi; nếu mỗi chuyến xe tốn khoảng 400 lít dầu, thì với mười chuyến xe, mỗi ngày doanh nghiệp phải chi thêm 4 triệu đồng tiền dầu. “Số tiền này chúng tôi biết lấy đâu ra, trong khi lượng hành khách đi thì hầu như cố định. Do đó, chúng tôi chỉ có thể bù lỗ một thời gian ngắn, sau đó buộc phải tăng giá vé bù đắp chi phí”, ông Dũng khẳng định.
Tương tự, ngày 8.3, trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, đa phần các doanh nghiệp vận tải hàng hoá bằng xe container đều cho biết, trong đợt tăng giá xăng dầu lần này, tối đa họ chỉ phải chịu thiệt trong vòng mười ngày, sau đó, giá cước phải được điều chỉnh tăng tương ứng. Theo ông Đặng Đức Tiệp, giám đốc công ty vận tải Đặng Tiến (đơn vị chuyên vận chuyển hàng hoá bằng container), trong hợp đồng với các chủ hàng, các doanh nghiệp vận tải thường kèm theo điều kiện “nếu giá xăng dầu điều chỉnh tăng hoặc giảm trên 1.000 đồng/lít, thì giá cước sẽ tăng hoặc giảm 3,8%.
Do đó, trong sáng ngày 8.3, đơn vị ông Tiệp đã có công văn gửi đến các doanh nghiệp là khách hàng của mình để đề nghị các doanh nghiệp trên ngồi lại đàm phán lại hợp đồng. “Thời gian đàm phán mất tối đa là mười ngày là có thể tăng giá cước cho phù hợp với giá dầu vừa tăng”, ông Tiệp nói. Theo ông Tiệp, hiện mỗi tháng doanh nghiệp của ông tiêu thụ khoảng 20.000 lít dầu, chia ra mười ngày hết khoảng 7.000 lít; nếu so với mức tăng 1.000 đồng/lít dầu, doanh nghiệp ông bị thiệt hại khoảng 7 triệu đồng.
Người dân chịu thiệt dài dài
Liên quan đến việc xăng dầu tăng giá, anh Thái Thành Thuận, ngụ đường Huỳnh Văn Bánh, phường 14, quận Phú Nhuận cho biết: “Cuối cùng người bị thiệt vẫn là hành khách vì doanh nghiệp không bao giờ chịu thiệt về mình”. Anh Trần Văn Triều, một hành khách thường xuyên đi xe khách tuyến TP.HCM – Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) bức xúc: “Cứ mỗi lần xăng tăng giá, phí cầu đường tăng thêm là ngay lập tức doanh nghiệp vận tải hành khách giở bài “rên” khó, để rồi sau đó vài ngày, họ đổ cái khó lên đầu hành khách”.
Tàu thuyền nằm bờ, ngư dân xính vínhNgay cả các chủ doanh nghiệp vận tải hàng hoá cũng thừa nhận, sau mỗi đợt xăng dầu tăng giá, doanh nghiệp vận tải chịu thiệt một, thì người dân chịu thiệt tới mười. Theo ông Tiệp, doanh nghiệp vận tải tăng giá cước để bù chi phí phải trả cho đường cao tốc, thì ngay lập tức, doanh nghiệp thuê vận chuyển phải tăng giá bán mặt hàng của mình để đảm bảo hiệu quả kinh doanh; như vậy, cuối cùng người dân phải gánh chịu các thứ khi xăng dầu tăng giá.
Sáng ngày 8.3, tại cửa biển Mỹ Á (xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi), chúng tôi chứng kiến cảnh tàu thuyền nằm tại vũng neo đậu. Ngư dân Võ Xuân Cẩm ở thôn Hải Tân, xã Phổ Quang cho biết, trong số tàu thuyền này, có tàu mới về buổi sáng sớm, còn nhiều tàu không ra khơi vì xăng dầu tăng giá.
Theo Chủ tịch UBND xã Phổ Quang Nguyễn Anh Tuấn, xăng dầu tăng giá, nhiều tàu thuyền lao đao. Đặc biệt là với các tàu đang hành nghề lưới vây rút chì đánh bắt trong lộng, nhưng không hiệu quả, bây giờ chuyển qua nghề lưới rê và giã cào đánh bắt ngoài khơi xa.
“Xã có khoảng 60 tàu thuyền loại này. Đầu tư lưới, nâng công suất, vỏ tàu... mất mấy trăm triệu đồng vừa xong, chuẩn bị ra biển thì giá xăng dầu tăng cao. Ai nấy xính vính, nhưng phải đành chịu chứ biết làm sao,” ông Tuấn nói. Theo ông Tuấn, tình trạng tàu thuyền không ra khơi là hiếm, bởi lẽ ngư dân sống bám nghề biển, cứ mỗi tàu thuyền có khoảng mười lao động và cứ mỗi lao động có 4 – 5 người ăn theo. “Nếu không ra khơi, gia đình họ lấy gì để sống, nhưng bây giờ, ra khơi còn khó khăn hơn”, ông Tuấn khẳng định.
Đến cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, gặp các chủ tàu có tàu lớn đánh bắt xa bờ, ai cũng méo mặt khi nói về giá xăng dầu tăng. Ông Nguyễn Việt Ngọc, chủ tàu ở thôn Định Tân, xã Bình Châu, cho biết: “Khi xăng chưa tăng giá, tổn phí tàu của tui khoảng 700 triệu đồng.
Bây giờ, xăng dầu tăng giá, tổn phí phải lên đến cả tỉ đồng mới đủ để ra khơi. Nhưng không biết mai mốt đánh bắt về, giá cá có tăng theo không?”
Tàu thuyền không ra khơi, nằm tại vũng neo đậu tàu thuyền Mỹ Á, xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi. Ảnh: Phạm Anh |
Tiếp xúc với chúng tôi, hầu hết các ngư dân cho rằng họ sợ nhất là khi xăng dầu tăng giá, các chủ tàu không có đủ tiền mua tổn phí, nên họ không thể ra khơi, đành phải ở nhà. Khi đó, lao động trên tàu sẽ thất nghiệp, kéo theo cuộc sống gia đình lâm vào khốn khó. Để đối phó với giá xăng dầu tăng cao, ngư dân các xã Bình Hải, Bình Đông, Bình Thuận của huyện Bình Sơn đã thay thuyền bằng thúng máy, đánh bắt gần bờ. Tuy nhiên, về lâu dài, đây không phải cách làm hay khi Nhà nước ta đang khuyến khích ngư dân vươn ra khơi xa hành nghề, tham gia bảo vệ chủ quyền trên biển.
Dầu diesel tăng giá, người trồng càphê lao đao
Việc xăng dầu tăng giá đã gây khó khăn cho cho người dân Tây Nguyên nói chung và Dăk Lăk nói riêng, đặc biệt là người trồng càphê trong giai đoạn tưới nước mùa khô này. Hiện nay, gần 200.000ha càphê tại Dăk Lăk đang bước vào mùa tưới, phần lớn đều nhờ vào các máy bơm chạy bằng dầu diesel, vì vậy, khi xăng dầu tăng giá, người trồng càphê không khỏi lao đao.
Chị Lê Thị Diệu Linh ở xã Ea Tân, huyện Krông Năng cho biết, bình quân mỗi lần tưới cho 1ha càphê cần có 60 – 80 lít dầu diesel (tuỳ theo từng địa hình). Niên vụ 2010 – 2011, với 6ha càphê của gia đình, chị chỉ phải đầu tư khoảng gần 9 triệu đồng/lần tưới, nhưng với giá dầu như hiện nay mất gần 11 triệu đồng/lần tưới. Mỗi niên vụ càphê cần phải tưới từ 3 – 4 đợt, tính ra, chi phí riêng cho việc mua dầu diesel cũng trên 6 triệu đồng/ha.
Với nhiều hộ dân trồng càphê liên kết với các công ty càphê trên địa bàn lại càng lao đao hơn hơn. Anh Phan Đình Nguyên, xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar cho biết: “Gia đình tôi có 2ha càphê trồng trên đất liên kết của một công ty đóng tại địa bàn. Mới đầu vụ tưới càphê mà giá dầu đã tăng cao như thế này, gia đình tôi không đủ điều kiện để tưới. Không biết sắp tới khi bước vào đợt tưới lần hai, ba thì giá dầu có tăng nữa không”.
Xe buýt không tăng giá vé, ngân sách phải gánh
Theo ông Phùng Đăng Hải, tổng giám đốc liên hiệp hợp tác xã Vận tải TP.HCM, ở hầu hết các đợt tăng giá xăng dầu, giá vé xe buýt đều giữ nguyên.Theo đó, để bù thêm số tiền chênh lệch do tăng giá xăng dầu, các xã viên của liên hiệp hợp tác xã Vận tải TP.HCM sẽ tạm ứng ra trước, sau đó hết quý, Nhà nước sẽ trả lại. Theo tính toán của ông Hải, ở đợt tăng giá dầu lần này, với 800 xe của đơn vị ông, mỗi ngày một xe chạy tốn 80 lít dầu, tính ra, mỗi ngày Nhà nước phải bù thêm 64 triệu đồng. “Tiền ngân sách Nhà nước, thực ra cũng là tiền của dân, nên ở đây, có thể nói dân là người hứng chịu mọi thứ”, ông Hải nói.
Đ.L
PHẠM ANH – ĐÀO LÊ – T. AN – LÊ THÀNH (SGTT)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.