Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Xác định 3 nhóm nguyên nhân gây cháy xe
(08:18:02 AM 13/11/2012)Bộ Khoa học và Công nghệ hôm qua phối hợp với một số bộ ngành tổ chức hội thảo khoa học, báo cáo các kết quả xác định nguyên nhân và giải pháp phòng chống cháy, nổ xe.
Đề tài do Cục Đăng kiểm Việt Nam chủ trì phối hợp với Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hoá dầu - Bộ Công Thương, Viện Cơ khí Động lực- Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu, thiết kế sửa chữa thực nghiệm – Đại học giao thông vận tải thực hiện từ tháng 6/2012 đến 11/2012.
Sau gần 6 tháng, nhóm nghiên cứu thực hiện điều tra, phân tích toàn diện từ kết cấu xe máy, nhiên liệu đến người sử dụng phương tiện để xác định nguyên nhân gây cháy, nổ đối với ôtô và xe máy.
Tuy nhiên, các nhà quản lý và giới khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây cháy xe, mà họ đưa ra ba nhóm nguyên nhân gồm nhiên liệu kém chất lượng, hệ thống điện và ý thức người sử dụng phương tiện.
Ông Nguyễn Văn Phương, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho rằng, ý thức người sử dụng trong việc bảo dưỡng xe, kiểm tra xe chưa thường xuyên là một trong những nguyên nhân cháy nổ phương tiện trong thời gian qua. Ảnh: Hương Thu.
Chất lượng nhiên liệu và chất phụ gia
Khẳng định nhiên liệu chính ngạch đạt tiêu chuẩn không phải là nguyên nhân gây cháy, nổ xe máy, nhưng tiến sĩ Vũ Thị Thu Hà, Phòng Thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc, hóa dầu chỉ ra rằng, nhiên liệu được pha chế với mục đích gian lận thương mại bằng cách lạm dụng phụ gia tăng RON – chỉ số octan trong xăng như pha xăng A83, naphtha condensat để gian lận thành A92, A95 có thể gây nhiều ảnh hưởng tới động cơ.
Nhóm tiến sĩ Hà nghiên cứu dựa trên 40 mẫu từ các mẫu lưu thông trên thị trường, mẫu xe cháy, mẫu ở cây xăng mà chủ phương tiện xe cháy mua và mẫu khách hàng gửi. Qua phân tích, nhóm phát hiện nhiều mẫu gồm các chỉ tiêu gián tiếp liên quan đến RON như oxi, kim loại sắt, mangan, benzen có hàm lượng cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Theo tiến sĩ Hà, việc sử dụng một số phụ gia tăng RON trong pha chế nhiên liệu dẫn đến thành phần phụ gia vượt tiêu chuẩn, hoặc có các thành phần khác với phụ gia thông dụng dễ làm nhiên liệu biến chất. Từ đó, làm trương nở hoặc phá hủy các chi tiết bằng vật liệu polymer; tạo nên các hợp chất trung gian không có lợi như: các màng polymer làm kẹt bơm xăng, vòi phun; các oxit kim loại làm hỏng bugi, bộ chuyển đổi xúc tác, hình thành các hợp chất FeS tự bắt cháy.
Tiến sĩ Hà cảnh báo, hầu hết các dung dịch, viên tiết kiệm nhiên liệu đều không có hiệu quả như quảng cáo. “Người dùng dung dịch hoặc viên tiết kiệm nhiện liệu có chứa hợp chất của sắt hoặc mangan một cách tùy tiện có thể làm tăng hàm lượng trong nhiên liệu tạo ra hợp chất FeS làm tăng nguy cơ cháy”, bà Hà nói.
Hệ thống điện
Đối với xe máy, do chủng loại xe đa dạng nên để thuận tiện trong quá trình nghiên cứu, nhóm đề tài tiến hành phân thành hai loại xe có thiết kế cũ và xe có thiết kế mới. Các nhà khoa học tập trung nghiên cứu hệ thống điện, hệ thống nhiên liêu, hệ thống tản nhiệt và làm mát khí, đây đều là các nguồn có thể gây cháy xe.
Theo tiến sĩ Phạm Hữu Tuyến, Viện cơ khí động lực học, Đại học Bách Khoa Hà Nội, hệ thống điện trên xe máy thường sử dụng khung xe làm cực âm, vì thế khi dây dẫn có điện thế dương bị hở hoặc đứt, chạm vào khung xe hoặc vào dây mát sẽ gây chập điện. Khi chập điện cường độ dòng điện cao gây nóng chảy và cháy vỏ cách điện tạo nguồn lửa gây cháy.
Bên cạnh đó, hệ thống dẫn nhiên liệu bị rò rỉ khiến phương tiện cháy nổ khi gặp nguồn nhiệt (nguồn lửa hay tia lửa điện). Việc rò rỉ nhiên liệu xảy ra khi đường ống dẫn nhiên liệu từ bình chứa tới chế hòa khí, vòi phun bị hở.
Ngoài ra, hệ thống tản nhiệt làm mát khi hư hỏng dẫn đến nhiệt độ của động cơ và các hệ thống phụ trợ tăng quá cao, làm lão hóa nhanh hoặc nóng chảy, thậm chí cháy các bộ phận bằng nhựa và dây dẫn điện, gây chập điện.
“Khảo sát tại tại 52 cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng ôtô, xe máy trong cả nước cũng cho thấy, nhiều trường hợp cháy xe phần lớn là do chập điện, trong đó ôtô chiếm 41,72% và xe máy là 35,28%”, ông Tuyến dẫn chứng.
Nguyên nhân chính dẫn đến cháy nổ các phương tiện thời gian qua chưa được xác định. Ảnh:Nguyễn Hưng.
Người sử dụng xe chưa đúng cách
Trong thời gian 6 tháng, nhóm nghiên cứu khảo sát, điều tra thông tin liên quan cháy nổ xe tại một số cơ sở sản xuất lắp ráp, bảo dưỡng sửa chữa cho thấy, nguyên nhân cháy xe có thể do những nơi này lắp thêm thiết bị không theo thiết kế của nhà sản xuất, bảo dưỡng sửa chữa không đúng kỹ thuật hoặc sử dụng phụ tùng không đảm bảo dẫn đến chập điện.
Đề tài cũng tiến hành khảo sát, điều tra theo bảng hỏi và phỏng vấn với người sử dụng ôtô xe máy. Báo cáo của thạc sĩ Nguyễn Văn Phương, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho thấy, chỉ 8% người sử dụng xe máy và 30% người sử dụng ôtô quan tâm đọc tài liệu hướng dẫn sử dụng, 65% số người dùng xe máy không kiểm tra sơ bộ tình trạng trước khi khởi hành; 80% người dùng ôtô và gần 90% người dùng xe máy còn chủ quan khi đi vào khu vực có chất gây cháy.
Trước thực trạng trên, nhóm thực hiện đề tài khuyến nghị người sử dụng phương tiện có thói quen chăm sóc, bảo dưỡng xe định kỳ; không tự ý thay đổi kết cấu của xe; không tự ý sử dụng dung dịch hoặc viên tiết kiệm nhiên liệu trôi nổi trên thị trường.
“Đây mới chỉ là kết quả ban đầu, chúng tôi sẽ tiếp tục quá trình nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn tới hiện tượng cháy, nổ xe”, ông Trịnh Ngọc Giao, chủ nhiệm đề tài nói.
Thời gian tới, nhóm sẽ tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của phụ gia nhiên liệu, đánh giá khả năng gây cháy từ các bộ phận trong phương tiện, đánh giá ảnh hưởng của các kết cấu, vật liệu tới khả năng cháy nổ phương tiện.
Kết quả nghiên cứu của đề tài được báo cáo Chính phủ và là cơ sở khoa học để đề xuất, kiến nghị áp dụng các giải pháp kỹ thuật, quản lý nhằm phòng chống cháy, nổ hiệu quả đối với ôtô và xe máy.
Theo các kết quả điều tra từ 1/1/2010 tới 30/8/2012 đã có 337 xe ôtô và 126 xe máy bị cháy. Trong đó, ôtô bị cháy năm 2012 là 93 xe, xe máy là 74 xe. Trong đó, nguyên nhân cháy ôtô do sự cố kỹ thuật (nổ lốp, kẹp ống xả, bó phanh…) là 58 vụ; sự cố hệ thống điện là 114 vụ; tai nạn giao thông là 18 vụ; sơ xuất (rơm rạ, nilon, giẻ quấn vào ống xả) là 35 vụ; chưa rõ nguyên nhân là 131 vụ. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
- TS NGUYỄN NGỌC SINH, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam: “Hướng tới cộng đồng, chung sức cùng cộng đồng”
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.