Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Vụ "Đà Nẵng dọa kiện":Thủy điện hứa nhiều rồi chỉ lo trục lợi!
(21:08:33 PM 19/02/2014)TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu, nguyên phó Tổng thư ký Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã nói như vậy trước câu chuyện Đà Nẵng nói sẽ kiện Bộ Tài nguyên và Môi trường nếu giữ nguyên quy trình xả nước mùa cạn tại Thủy điện Đăk Mi 4 đối với dòng Vu Gia - Thu Bồn mà Bộ này vừa lấy ý kiến góp ý.
Tranh chấp nguồn nước - chuyện không mới
Theo TS Tứ, cá nhân ông từng chứng kiến sự mọc lên của biết bao công trình thủy điện. Khi mới hình thành dự án, chủ đầu tư nào cũng nói rất hay về tính năng của thủy điện, đảm bảo hài hòa mùa cạn, ngăn lũ mùa lũ. Nhưng rồi khi vào thực tế chẳng mấy ai làm đúng lời hứa như ban đầu.
"Một thuỷ điện đa mục tiêu, được điều hành thận trọng, đúng quy trình sẽ giảm tác động của lũ lụt cho hạ du, trả đủ nước khi mùa cạn. Thế nhưng có lẽ chỉ dân ở đồng bằng sông Hồng, từ khi có thuỷ điện Hoà Bình, Thác Bà và rồi mới đây Tuyên Quang, Sơn La... nhiều năm nay mới không phải lo về mùa lũ dữ. Còn hiện nay phần lớn các công trình ở các hệ thống sông khác là công trình đơn mục tiêu, tức chỉ có nhiệm vụ chính là phát điện hoặc tưới, hoặc kết hợp", TS Tứ buồn bã.
Do vậy ông không bất ngờ khi nghe câu chuyện giữa Đà Nẵng và Cục quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa đi đến thống nhất về nhu cầu sử dụng nước mùa cạn cho người dân hạ du.
TS Đào Trọng Tứ, đây chính là mặt trái mà thủy điện đang mang lại cho người dân. Khi mới làm thì hứa cho thật nhiều, nhưng rồi kết lại cũng chỉ là coi dòng sông như một chỗ để trục lợi.
"Chỉ hơn 20 năm, chúng ta khai thác trên 80% tiềm năng kỹ thuật, gần 1.000 công trình lớn nhỏ được xây dựng. Những người nghiên cứu sông ngòi thế giới đã kết luận: khi một dòng sông bị chia cắt và bị chặn để xây đập với tổng chiều dài dòng chảy biến thành các dạng nước chảy lững lờ từ 30% trở lên thì con sông đó được gọi là vỡ vụn, môi trường, sinh thái sông bị tác động mạnh. Nhưng Việt Nam không nghĩ đến điều ấy", TS Tứ nói.
Chưa nói gì đến những thiệt hại nhỡn tiền mà thủy điện mang lại cho người dân hạ du, chỉ cần nhìn việc mất rừng, lũ lụt, sạt lở núi, xói lở bờ và thậm chí có hại cho chính bản thân dòng chảy và lòng hồ, làm giảm nhanh tuổi thọ của các hồ đã thấy về một tương lai đáng ngại cho môi trường.
Nay lại thêm việc "bố thí" nước vào mùa cạn, dòng sông sẽ thay đổi toàn bộ môi trường sinh thái. Rồi việc các hồ chứa cầm giữ đáng kể lượng phù sa thượng lưu, khiến nước hạ lưu công trình trong hơn, gây mất cân bằng động lượng học dòng sông. Phù sa cho lúa kém màu mỡ kèm theo lượng phù du và phù sa cho cá giảm, rồi làm cản đường cá đi.
Dòng sông phía dưới thủy điện Đắk Mi 4 cạn trơ đáy
"Những thiệt hại này ai tính được cho người dân?", ông Tứ e ngại đặt câu hỏi.
Thế nhưng, trong công văn phản hồi ý kiến của Đà Nẵng, phía Cục quản lý tài nguyên nước lại cho rằng thiệt hại về điện của thủy điện Đắk Mi 4 trong mùa cạn (sẽ tùy thuộc vào việc vận hành hồ theo mực nước khống chế hàng ngày tại trạm thủy văn Ái Nghĩa) dao động từ khoảng 55 triệu Kwh (chiếm 6,6% so với tổng sản lượng điện hàng năm) đến tối đa khoảng 144,6 triệu Kwh (chiếm 17,3%), tương ứng khoảng 55 tỷ đến 145 tỷ đồng.
Tức là cơ quan quản lý nhà nước lo thủy điện sẽ bị thiệt hại nếu mức nước xả nhiều hơn mức 2,53m. Còn địa phương thì cho rằng, với mức này đã là bị thiếu nước, trong khi thủy điện đang lấy nước của dân thì cơ quan quản lý lại lo thủy điện bị thiệt.
"Tạo sao lại gọi là thiệt hại, người dân hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn đâu có lấy gì của thủy điện mà lại tính là thiệt hại, trong khi thực tế là người dân đang phải chịu thiệt vì thủy điện ngăn dòng, giữ nước? Thật là không hiểu được cách tiếp cận của Cục quản lý tài nguyên nước? Không thể chấp nhận được kiểu thủy điện vừa ăn cướp, vừa la làng", ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Phó Trưởng ban PCLB&TKCN TP Đà Nẵng bức xúc.
Quan điểm rõ ràng là phải hài hòa
PGS.TS Phan Kỳ Nam, Nguyên chủ nhiệm khoa thủy điện, Đại học Thủy lợi cho rằng, nguyên tắc phải theo Luật. Hai bên phải thương thảo, giải quyết môi trường hạ du ngay từ khi xây dựng.
"Nhà nước cần đứng ra điều hành giữa các bộ Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để hài hòa các mục đích chứ không thể nghiêng về lợi cho bên nào", GS Nam nhận định.
Theo GS Nam, về lâu dài mỗi lưu vực sông cần có Ủy ban điều hành và ủy ban này chịu sự điều hành của Chính phủ để tránh tình trạng cạnh tranh trong việc sử dụng nguồn nước.
"Thủy điện phải trả lại nước cho dòng, đảm bảo môi trường, giao thông thủy, cấp nước… chứ không được để tình trạng mâu thuẫn lợi ích", GS Nam nhấn mạnh.
Còn TS Đào Trọng Tứ, cho rằng Bộ và Chính phủ cần dàn xếp phải đảm bảo quyền lợi các bên.
"Phải dung hòa lợi ích các bên vì đây là bài toán đánh đổi quyền lợi. Do vậy các bên phải hòa mục đích. Tài nguyên nước, sông là của chung, là nguồn sống của tất cả mọi người nên không thể để anh nào nhiều anh nào ít. Quan điểm rõ ràng là như vậy nên tất cả các cấp đều phải hiểu rõ nguyên tắc này", TS Tứ nói.
Chính vì vậy, theo TS Tứ, hiện nay quy trình vẫn chưa ký phê duyệt nên các địa phương thấy không hợp lý thì nên có ý kiến.
"Nếu không được thay đổi, khi có văn bản chính thức mà quy trình gây hại cho người dân hạ du thì địa phương hoàn toàn có thể khởi kiện đơn vị xây dựng", TS Tứ nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.