Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của Liên hợp quốc
(19:32:15 PM 23/09/2013)Ảnh minh họa IE
Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68 là dịp kiểm điểm giữa kỳ việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và khởi động tiến trình xây dựng Chương trình nghị sự Phát triển của Liên hợp quốc sau năm 2015 và xây dựng các Mục tiêu Phát triển Bền vững với chủ đề được đề xuất là “Đặt nền tảng xây dựng Chương trình nghị sự Phát triển sau năm 2015”.
Các vấn đề dự kiến sẽ được thảo luận tại khóa họp năm nay bao gồm: Thúc đẩy việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột và bất ổn, trong đó có tình hình Syria, vấn đề Palestine, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và Iran; thảo luận về các biện pháp thúc đẩy quyền con người, bình đẳng giới, xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững; việc thực hiện MDGs và tiến trình xây dựng chương trình nghị sự Phát triển của Liên hợp quốc sau năm 2015, xây dựng các Mục tiêu Phát triển bền vững; cải tổ, phát huy vai trò của Liên hợp quốc trong việc đối phó các thách thức toàn cầu.
Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc ngày 20/9/1977. Kể từ đó, quan hệ của Việt Nam với Liên hợp quốc ngày càng phát triển. Ngay sau khi tham gia, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của các nước thành viên Liên hợp quốc để Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 32 (1977) thông qua Nghị quyết 32/2 kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế viện trợ, giúp đỡ Việt Nam tái thiết sau chiến tranh.
Sự hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc là một ví dụ điển hình về hợp tác phát triển giữa các nước thành viên Liên hợp quốc cũng như về vai trò của tổ chức này trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo. Tổng số tiền viện trợ của Liên hợp quốc dành cho Việt Nam trong hơn 30 năm qua đạt hơn 2 tỉ USD, đã có ý nghĩa hết sức to lớn vì Liên hợp quốc tập trung hỗ trợ nhiều lĩnh vực thiết yếu về phát triển kinh tế, xây dựng thể chế, pháp luật, giải quyết nhiều vấn đề xã hội cấp bách.
Ngày nay, khi Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới, quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc tiếp tục có những bước phát triển tích cực. Vào tháng 1/2013, Ngôi nhà Xanh Một Liên hợp quốc đã được khởi công xây dựng, đánh dấu sự triển khai toàn diện Sáng kiến Thống nhất Hành động của Liên hợp quốc tại Việt Nam, thể hiện cam kết mạnh mẽ và đóng góp của Việt Nam vào nỗ lực chung cải tổ hệ thống phát triển Liên hợp quốc ở cấp độ quốc gia. Gần đây, tháng 5/2013, Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Phó Chủ tịch Quỹ Phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD) đã thăm Việt Nam.
Tại Phiên thảo luận cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68 ngày 27/9 tới tại New York, Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự và có bài phát biểu chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong việc triển khai các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ; nêu bật tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin chiến lược góp phần củng cố hòa bình, giải quyết các xung đột trên thế giới; thể hiện Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực và hiệu quả vào công việc chung của Liên hợp quốc.
Nhân dịp dự họp Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York, các hoạt động tiếp xúc song phương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bên lề Phiên thảo luận cấp cao, là cơ hội để tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước, đưa các mối quan hệ song phương đi vào chiều sâu và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với tiến trình phát triển, hội nhập của Việt Nam.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.