Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Việt Nam có nên đổi múi giờ thành GMT+8?
(10:52:01 AM 27/12/2013)Đang có ý kiến cho rằng Việt Nam cần đổi múi giờ từ GMT 7 lên thành GMT 8 để từ đó thu được nhiều lợi ích trong phát triển kinh tế xã hội. Chúng tôi phỏng vấn ông Nguyễn Đức Phường – Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam về vấn đề đang gây tranh cãi này.
- Thưa ông, nhiều cư dân mạng đang có cùng thắc mắc, vì sao Việt Nam không dùng múi giờ GMT 8?
Ông Nguyễn Đức Phường (Ảnh: Internet)
Trước hết chúng ta cần phải hiểu một múi giờ được quy ước sử dụng cùng một thời gian tiêu chuẩn và thường được gọi là giờ địa phương.
Nhưng không phải tất cả các vùng trong cùng một múi giờ thì đồng hồ chỉ thời gian như nhau mà nó còn phụ thuộc vào quy định phân chia thời gian của vùng đó.
Chúng ta quy ước sử dụng 24 đường kinh tuyến chia bề mặt Trái đất thành 24 phần bằng nhau và tạo thành 24 múi giờ.
Ở Trái đất, thời gian biến đổi từ Đông sang Tây và theo quy ước thì Việt Nam của chúng ta nằm ở múi giờ 7, theo giờ quốc tế UTC là giờ kinh tuyến số 0 đi qua Đài thiên văn Greenwich ở Anh.
Theo tôi, có 3 lý do chúng ta không dùng múi giờ thứ 8, tức là cộng nhanh thêm 60 phút:
Thứ nhất, về lý do lịch sử, kể từ khi chuyển về dùng múi giờ 7, người Việt chúng ta đã tạo ra một thói quen trong mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa.
Và thực tế, các lĩnh vực đời sống này đang phát triển rất tốt và thuận lợi, tạo ra một nề nếp tổ chức. Do vậy không có lý do gì cần phải thay đổi.
Thứ hai, về mặt địa lý, Việt Nam thuộc múi giờ 7 theo quy ước chuẩn quốc tế phân chia địa cầu thành 24 múi giờ.
Có lẽ chúng ta muốn để sự phân chia tự nhiên như vậy. Hơn nữa, là một quốc gia trải dài từ Bắc xuống Nam nên chúng ta nằm gọn trong múi giờ 7, chứ không như nhiều quốc gia có diện tích lãnh thổ trải rộng trên nhiều múi giờ như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Canada, Úc…
Đây cũng là một thuận lợi cho việc thống nhất thời gian trong cả nước mà sự chênh lệch về thời gian sinh học cũng như đón nhận bình minh, hoàng hôn không nhiều.
Thứ ba, chúng ta chưa có một nghiên cứu cụ thể để xem việc chuyển sang múi giờ 8 có tốt hơn 7 không. Tất cả chỉ là những suy luận, hoặc có chăng chỉ nhìn thấy mặt được mà chưa đặt trong bối cảnh tổng thể với những tác động không mong muốn.
- Có thông tin nói Việt Nam từng dùng GMT 8? So với GMT 7, múi giờ nào có lợi cho chúng ta hơn?
Không thể khẳng định múi giờ nào có lợi cho chúng ta hơn bởi thời gian là công cụ do chúng ta quy ước.
Hơn nữa, vào khoảng thời gian những năm 50, đời sống của nhân dân ta còn nhiều cơ cực, lạc hậu nên có thể nói việc thay đổi múi giờ không tạo ra bất cứ tác động nào cả.
Tuy nhiên, sử dụng cùng một lúc hai múi giờ tại các vùng khác nhau sẽ tạo ra những phiền toái trong cuộc sống.
Thực tế điều này đã từng xảy ra vào những năm đất nước còn chia cắt hai miền Bắc – Nam.
Miền Bắc sử dụng múi giờ 7 trong khi miền Nam lại dùng múi giờ 8.
- Cũng có tin nói Việt Nam đã có thời gian dùng GMT 9 trong vòng nửa năm? Khi đó cuộc sống của người Việt, theo như hiểu biết của ông, ra sao?
Tôi cho rằng, cuộc sống của người dân Việt Nam trong giai đoạn lịch sử đó không bị tác động gì. Chẳng qua, để thuận tiện cho việc cai trị, bóc lột và khai thác thuộc địa thì chính quyền Nhật thời đó quy định các nước Đông Dương sử dụng múi giờ 9.
- Có ý kiến cho rằng, về mặt địa lý và khoa học, Việt Nam dùng múi giờ GMT 7 là hoàn toàn phù hợp, nhưng không có nghĩa là chuẩn. Ông có thấy vậy không?
Không phải tất cả các vùng trong cùng một múi giờ thì đồng hồ chỉ thời gian như nhau mà nó còn phụ thuộc vào quy định phân chia thời gian của vùng đó (Ảnh minh họa: Internet)
Ta hiểu “chuẩn nhưng không phù hợp" ở đây theo nghĩa nào? Phải chăng là thuận tiện cho hoạt động giao thương?
Quen sử dụng với chuẩn thời gian vốn có sẽ thuận lợi cho các hoạt động trong cuộc sống hơn nếu xét một cách tổng thể.
Ngay cả trong hoạt động kinh tế, trong thời buổi hội nhập, mọi quốc gia, tập đoàn, công ty đều có chi nhánh hay đại diện ở khắp nơi trên thế giới, hoạt động 24/24h, mọi thông tin, giao dịch được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
Như Ấn Độ, người ta được thuê outsource (làm thuê ngoài) cho các công ty Mỹ rất nhiều. Chẳng hạn khi người châu Á gọi đến trung tâm chăm sóc khách hàng của Mỹ vào ban ngày thì ở Mỹ đang là đêm.
Vậy là thông tin thay vì đến Mỹ thì sẽ được chuyển ngược lại về Ấn Độ để nhân viên ở đây làm việc với khách hàng. Như vậy, người Mỹ đang làm việc 24/24 giờ (round the clock), không có khái niệm ngày đêm nữa.
Chính vì vậy, vấn đề về đồng bộ thời gian theo kiểu chuyển đổi múi giờ không quá quan trọng. Điều quan trọng là chúng ta có một chuẩn thời gian quốc tế đã được quy định.
Thực tế, những khu vực kinh tế - chính trị lớn như Liên minh châu Âu, ASEAN,… đều bao gồm nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trải dài trên nhiều múi giờ. Hầu như việc chênh lệch múi giờ không ảnh hưởng đến sự phát triển trên nhiều phương diện của các tổ chức này.
Hơn nữa, ngày nay các trung tâm kinh tế và thương mại lớn hầu như phân bố khắp các châu lục, thế giới trở nên phẳng hơn thì không có một hay một số những trung tâm này lại gây ảnh hưởng đến các nền kinh tế khác chỉ vì chênh lệnh múi giờ.
- Nhưng múi giờ có thể hiện bản sắc quốc gia?
Vị trí địa lý của một quốc gia trên địa cầu liên quan chặt chẽ đến múi giờ đi qua quốc gia đó.
Điều này còn mang ý nghĩa thể hiện chủ quyền của quốc gia trên bản đồ thế giới.
Nếu như một quốc gia nào đó trải rộng trên nhiều múi giờ khác nhau thì họ có thể chọn một múi giờ chuẩn trong các múi giờ đó để qui định thời gian địa phương tại quốc gia đó, trong khi Việt Nam của chúng ta nằm trong múi giờ thứ 7 thì chẳng có lý do gì để chọn múi giờ 8.
Đó là chưa kể đến những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, đời sống tâm linh nói chung của người dân vốn xưa nay như vậy. Việc thay đổi múi giờ chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực đến “đời sống tinh thần” của các dân tộc đa dạng trên đất nước ta.
Theo tôi, việc thay đổi múi giờ, nghe thì có vẻ đơn giản chỉ cần một vài thông báo, người dân chỉnh lại đồng hồ nhưng thực ra sẽ có những hệ lụy nhất định.
- Người ta cũng cho rằng chúng ta nên hòa nhập theo thế giới, tức là đổi múi giờ. Ông có đồng tình với đề xuất trên hay không? Vì sao, thưa ông?
Như tôi đã nói ở trên, chính việc hội nhập thế giới đã khiến thế giới trở nên phẳng hơn và điều này càng làm cho sự ảnh hưởng của việc chênh lệch múi giờ là không lớn.
Điều quan trọng là chúng ta đã có một chuẩn thời gian quốc tế. Và chắc chắn là tôi không đồng tình với đề xuất này.
Những quốc gia có lãnh thổ trải rộng trên nhiều múi giờ thì có có thể giảm bớt múi giờ để tiện cho việc điều hành đất nước.
Bên cạnh đó, do vị trí địa lý giữa các địa phương trên lãnh thổ của những quốc gia này cách xa nhau thì họ cũng có thể điều chỉnh thời gian ở từng địa phương cho phù hợp.
Đất nước của chúng ta nằm trên một múi giờ là một điều kiện thuận lợi về mặt thời gian nên không có lý do gì phải thêm bớt múi giờ.
Khi chúng ta quen sử dụng với chuẩn thời gian vốn có sẽ thuận lợi cho các hoạt động trong cuộc sống hơn?
- Buổi tối dài hơn sẽ kích thích nhân dân vận động, vui chơi, mua sắm nhiều hơn. Vậy theo ông, việc buổi tối có hơn 1 giờ ánh sáng có khiến cho dân giàu hơn không?
Mới nghe qua thì mọi người có thể thấy có lý, nhưng thực ra thì không phải vậy. Thực ra thời gian làm việc thường quy định rất khác nhau tùy theo quốc gia, miễn sao nó tác động tích cực đến sự phát triển của đất nước trên bình diện tổng thể.
Có những quốc gia quy định thời gian làm việc bắt đầu từ 9 giờ sáng, có những quốc gia thì sớm thậm chí muộn hơn. Một ngày chỉ có 24 giờ và tùy thuộc vào thời điểm nào trong năm thì độ dài ngắn của ngày đêm sẽ thay đổi. Bạn không thể làm thay đổi bản chất tự nhiên đó và việc thay đổi múi giờ cũng vậy.
Vẫn là múi giờ 7, cơ quan bạn hoàn toàn có thể đưa ra quy định, vào mùa hè bắt đầu làm việc từ 7 giờ sáng thay vì 8 giờ, và buổi chiều kết thúc giờ làm lúc 16 giờ thay vì 17 giờ miễn sao bạn phải đảm bảo đủ 8 tiếng hiệu quả trong một ngày.
Như vậy, bạn không còn phải quá lo lắng khi đi làm giữa trời nắng nóng và khi về vẫn còn thời gian lang thang uống bia, đi chợ. Và mùa đông thì lại quy định thời gian biểu khác để vừa thuận tiện cho cuộc sống và công việc.
Thực tế có nhiều quốc gia áp dụng thời gian biểu linh hoạt vào các mùa khác nhau trong năm.
Một ngày chỉ có từng đó thời gian chúng ta không thể kéo dài hay rút ngắn đi. Khi chúng ta dùng quá nhiều thời gian cho hoạt động này sẽ bớt đi thời gian cho hoạt động khác và việc thay đổi sang múi giờ 8 không thể làm thay đổi điều đó.
Đấy là chưa kể sự thay đổi này sẽ rất phức tạp, gây ra nhiều phiền toái thậm chí lãng phí và phải xét trên tổng thể của cả một quốc gia.
Dù trước hay muộn thì ban ngày hay ban đêm chỉ dài từng đó. Nếu bạn bật điện muộn thì tắt cũng phải muộn. Thay đổi múi giờ có bớt cho bạn 1 tiếng đồng hồ đâu để có thể tiết kiệm.
- Xin cảm ơn ông!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
- TS NGUYỄN NGỌC SINH, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam: “Hướng tới cộng đồng, chung sức cùng cộng đồng”
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.