Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Việt Nam: Nguy cơ mất các bãi biển đẹp nhất
(14:23:49 PM 27/12/2014)Nằm cách đô thị cổ Hội An 5 km về phía Đông, Cửa Đại là bãi tắm đẹp của tỉnh Quảng Nam và được bầu chọn là một trong 20 bãi biển đẹp nhất thế giới. Bãi tắm này rộng khoảng vài chục ha với dải cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và luôn được mặt trời chiếu sáng. Tuy nhiên, hơn 3 km bờ biển Cửa Đại đang bị sạt lở nặng nề, một số khách sạn, khu nghỉ dưỡng trước kia xây cách mép nước khoảng 150 mét giờ đây biển đã tiến sát công trình. Một số dự án xây dựng dang dở phải bỏ hoang.
Để bảo vệ đất đai và các công trình, tất cả khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại Cửa Đại đã phải xây kè bảo vệ bờ. Nhưng các kè này đang phát huy rất ít tác dụng, thậm chí còn tác động xấu tới cảnh quan chung. Thành phố Hội An đang sử dụng giải pháp đóng cừ lá sen (cừ thép) để ngăn xói lở. Các chuyên gia cảnh báo nếu không có giải pháp thích hợp, xói lở có thể sẽ làm mất toàn bộ dải đất ven biển của Hội An nói chung và bãi biển Cửa Đại nói riêng.
Nước biển ngày càng lấn sâu vào đất liền ở Hội An khiến nhiều ngôi nhà chòi tại các khu nghỉ dưỡng bị đổ sụp. Ảnh: Tiến Hùng.
Các bãi biển ở Phú Yên những năm gần đây cũng luôn trong tình trạng báo động về xói lở. Xóm Rớ (phường Phú Đông, TP Tuy Hòa) là nơi thường xuyên bị triều cường và nước biển xâm thực. Cách đây ít hôm hiện tượng này tái diễn. Dù không gây thiệt hại về người, nhưng sóng biển đã "gặm" vào đất liền hàng trăm mét, đánh sập hàng chục mét kè chắn sóng bằng đá hộc, đe dọa an toàn của nhiều hộ dân.
Khoảng giữa tháng 10 năm nay, triều cường xuất hiện ở khu vực trên với những cột sóng cao 3-4 mét, đánh sập toàn bộ nhà anh Trương Tấn Hùng; làm sập tường hàng chục nhà dân ven biển và một cơ sở sản xuất tôm giống; gần 200 mét đường Đinh Tiên Hoàng bị cát biển bồi lấp dày hơn 50 cm.
Năm ngoái, Phú Yên đã đầu tư 12 tỷ đồng xây dựng kè chống xói lở bờ biển với chiều dài gần 700 mét để cứu hàng trăm hộ dân. Nhưng ngay khi xây xong, kè này bị sóng biển đánh sập. Mới đây, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kè chống xói lở ven biển khu vực này, với tổng đầu tư là 151 tỷ đồng. Biện pháp đưa ra là kè áp mái kết hợp với hệ thống mỏ hàn, đỉnh kè kết hợp làm đường giao thông, chân kè bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn kết hợp đổ đá.
Cửa Đại (Quảng Nam), Phú Yên là điển hình chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của xói lở biển. Nhiều nơi khác ở miền Trung, biển đã lấn sâu vào đất liền gần 100 mét như Bình Định, Khánh Hòa, Đà Nẵng.
Theo Viện nghiên cứu biển và hải đảo thì miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận - nơi sở hữu những bãi biển đẹp, có giá trị kinh tế cao - lại bị xói lở mạnh. Khu vực này dài 1.765 km, trong đó tổng chiều dài đường bờ biển bị xói lở là 392 km, trung bình cứ 6 km thì có một đoạn bị xói lở.
"Những năm gần đây, tình hình xói lở bờ biển miền Trung ngày càng phức tạp do thiếu hụt nguồn cung cấp cát từ các cửa sông, lượng cát bồi vào mùa hè không đủ bù đắp lượng cát xói lở vào mùa đông", tiến sĩ Vũ Thanh Ca, Viện trưởng Viện nghiên cứu biển và hải đảo nói.
Mũi Cà Mau có nguy cơ biến mất do xâm thực từ biển. Ảnh: Vũ Thành Ca.
Không chỉ miền Trung, xói lở biển cũng đang xảy ra tại nhiều địa phương ở miền Bắc và miền Nam. Gò Công Đông (Tiền Giang) là trường hợp điển hình. Trước kia, một số khu vực ven biển có rừng ngập mặn ở cách đê biển hiện nay tới 800 mét, nhưng mấy chục năm gần đây xói lở bờ biển đã làm toàn bộ rừng ngập mặn bị đổ xuống biển và ở một số vị trí, biển đã tiến sát vào chân đê. Tốc độ biển tiến trung bình hàng năm khoảng 30 mét. Dù địa phương đã xây dựng kè bảo vệ bờ với chiều dài trên 3 km và hàng năm các đoạn kè này được tu bổ nhưng nhiều đoạn bờ vẫn đang xảy ra xói lở, gây sạt lở kè.
Bờ biển bán đảo Cà Mau dài 254 km thường chịu ảnh hưởng của cả chế độ thủy triều biển Đông và Tây (vịnh Thái Lan). Từ xa xưa, mũi Cà Mau là nơi có tốc độ bồi tụ lớn nhất, tạo ra dáng vẻ uyển chuyển của phần lãnh thổ đất liền Việt Nam. Có nhà khoa học từng nói quá trình bồi tụ sẽ biến Cà Mau thành dải đất chắn (barrier) một phần vịnh Thái Lan, và với tốc độ bồi như vậy nó sẽ nối với bán đảo Malaysia.
Nhưng hiện bán đảo Cà Mau đối diện với hiểm họa xói lở bờ biển và sạt lở hai bờ sông, cùng hiện tượng sụt lún mặt đất tự nhiên không đều trên toàn bộ diện tích. Tốc độ xói/sạt lở khu vực này trung bình từ 25 đến 50 mét mỗi năm, nghiêm trọng nhất là các đoạn bờ biển Gành Hào - Hố Gùi (huyện Đầm Dơi), Cửa Lớn - cửa Ông Trang. Kè biển kiên cố đang được xây dựng để bảo vệ mũi Cà Mau.
Xói lở và bồi tụ được cho là thiên tai nặng nề nhất ở dải ven biển. Việt Nam hiện có khoảng 1/5 chiều dài đường bờ biển bị xói lở với tốc độ từ vài mét tới hàng chục mét mỗi năm và hiện tượng này có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Xói lở biển sẽ ảnh hưởng đến các công trình ven bờ và hoạt động dân sinh, kinh tế ven biển, biến đổi cảnh quan môi trường. Đặc biệt, nó còn làm vỡ đê kè, gây ngập lụt trên diện rộng, dẫn đến thiệt hại nặng nề về tính mạng, tài sản.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
- Ý nghĩa của hoạt động Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.