Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Thứ bảy, 18/01/2025, 23:04:31 PM (GMT+7)
Vì sao công nghệ CDMA “chết yểu” tại Việt Nam?
(21:35:09 PM 15/02/2012)(Tin Môi Trường) - Công nghệ CDMA được các chuyên gia kỹ thuật cho rằng tuyệt vời so với công nghệ GSM đang áp dụng tại VN. Thế nhưng đến thời điểm này thì câu chuyện về sức mạnh của “cộng đồng CDMA” đã trở thành giấc mơ đẹp khi mà mạng dùng công nghệ CDMA cuối cùng là S-Fone cũng sắp tuyên bố khai tử
>> Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định >> Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới >> Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" >> Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1 >> Nhà khoa học chân chính của Hội Bảo vệ TN &MT Việt Nam được vinh danh “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024”
Nguyễn Tuấn Anh, Admin diễn đàn di động GSM.vn:Chết do bắt nhịp chậm !".
CDMA ra đời muộn hơn GSM và mang nhiều ưu điểm về công nghệ vượt trội. Xuất hiện ở Việt Nam năm 2003 với nhà mạng Sfone, CDMA nhanh chóng phú sóng khắp đất nước , thậm chí trước khi Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đấu thầu cung cấp giấy phép 3G cho các mạng GSM thì Sfone đã phủ sóng xong 3G trên toàn quốc. Tuy mang nhiều ưu điểm về công nghệ nhưng mạng CDMA nói chúng và Sfone cũng như Vietnam mobile sau này đều không thành công với công nghệ này do nhiều lí do cả khách quan lẫn chủ quan.
Lí do chủ quan nằm ngay ở bản thân Sfone khi họ và những đối tác đã có những bất đồng quan điểm sâu sắc. Sự ra đi của SK Telecom và thay và đó là SPT đã minh chứng điều đó, mất đi một đối tác mạnh cả về vốn lẫn công nghệ khiến SFone ngày càng tụt hậu so với các nhà mạng khác. Tuy nhiên, lí do khách quan mới đóng vai trò lớn nhất để đẩy công nghệ CDMA đến bờ vực phá sản như hiện nay.
Thứ nhất. công nghệ CDMA ra đời ở Việt Nam muộn hơn, trong khi Vinaphone và Mobifone và sau này là Viettel đã có lượng khách hàng ổn định cùng mạng lưới trạm thu phát sóng trải rộng toàn quốc thì SFone mới bắt đầu xây dựng hệ thống. Công nghệ CDMA tuy hiện đại hơn nhưng cũng đắt đỏ hơn, việc chỉ trong thời gian ngắn phủ sóng toàn quốc nằm ngoài tầm với của các nhà mạng như SFone, Vietnam Mobile.
Thứ hai, ngay cả trên thế giới thì thiết bị đầu cuối chạy trên mạng CDMA cũng khá hạn chế, trong khi người dùng mạng GSM có thể lựa chọn giữa hàng trăm mẫu điện thoại mới với nhiều tính năng trên thị trường thì những khác hàng sử dụng CDMA có rất ít lựa chọn, cho đến thời điểm hiện tại các thiết bị chạy CDMA tại Việt Nam vẫn do nhà mạng nhập về chứ các chãng lớn như Samsung, Nokia, Apple đều không phân phối ở Việt Nam. Tất nhiên, nếu như Sfone có tiềm năng tài chính họ đều có thể làm như Verizon, Sprint: thuê các hãng làm phiên bản riêng cho CDMA. Tuy nhiên với thị trường nhỏ bé như Việt Nam thì điều đó quả thực khó xảy ra và chi phí cũng sẽ rất lớn. Thứ ba, thị trường viễn thông Việt Nam có sự cạnh tranh quá lớn: Vinaphopne và Mobifone, Viettel đều là những doanh nghiệp thuộc quản lý Nhà Nước với tiềm lực tài chính hùng mạng và nhiều ưu đãi mang tính độc quyền đã chiếm tới 95% thị phần, các nhà mạng khác rất khó khăn để có thể cạnh tranh với họ. Một khi đã không cạnh tranh được, doanh thu thấp thì tiền đầu tư cho hạ tầng cũng giảm dẫn đến CDMA tụt lại xa hơn trên thị trường. Thứ tư, CDMA ra đời ở Việt Nam quá sớm khi mà các ưu điểm về công nghệ chưa thể phát huy được, ngay đến thời điểm hiện tại mạng 3G của GSM vẫn đáp ứng tốt các dịch vụ yêu cầu lượng dự liệu lớn như xem phim, nghe nhạc, chơi game… chứ chưa nói đến việc 9 năm trước khi CDMA ra đời, nhu cầu của người dùng lẫn thiết bị đầu cuối cũng chỉ phục vụ cho nhu cầu nghe gọi cơ bản.
Nguyễn Hồng Phúc, Quản trị diễn đàn thegioitinhoc.vn: "Giải pháp duy nhất là tiếp tục đầu tư hạ tầng, đa dạng máy đầu cuối"
Thời điểm này, công nghệ CDMA chỉ còn 1 đại điện duy nhất là SFone và tình hình ngày càng xấu đi khi cạnh tranh trở nên căng thẳng hơn, công nghệ 3G của GSM đã hoàn thiện và công nghệ 4G vượt trội hơn nhiều đã đưa vào thử nghiệm. Vì vậy, nguyên nhân khiến cho mạng di động CDMA tại Việt Nam không được ưa chuộng, dẫn đến nguy cơ có thể bị khai tử trong thời gian gần. Đó là không có nhiều thiết bị đầu cuối hỗ trợ mạng CDMA cho người dùng lựa chọn. Đây là một rào cản lớn nhất của người dùng khi muốn đến với mạng CDMA. Nhiều đại gia sản xuất thiết bị trên thế giới như Ericsson đã tuyên bố từ bỏ CDMA.
Trong khi với nhiều người, điện thoại là một bộ mặt làm ăn, cần chăm chút cho nó thì các sản phẩm điện thoại CDMA không nhiều mẫu mã, tính năng nghèo nàn đã khiến cho người dùng quay lưng với nó. Lý do nũa mà tôi nghĩ người dùng không mặn mà lắm với mạng di động CDMA (S-Fone, trước đó là EVN Telecom) là vùng phủ sóng kém, giá cước chưa cạnh tranh với các đại gia GSM, các dịch vụ giá trị gia tăng hạn chế,...
Trong thời buổi mà người dùng có rất nhiều sự lựa chọn, chẳng ai dại gì chọn những dịch vụ có quá nhiều hạn chế như thế. Vì thế tôi nghĩ, cho dù có thay đổi công nghệ mà không thay đổi chiến lược kinh doanh cho phù hợp với thời buổi hiện nay thì cũng khó lòng thành công.
Vì vậy, giải pháp duy nhất cho CDMA hiện nay đó là tiếp tục đầu tư mạnh vào hạ tầng mạng, đa dạng hóa máy đầu cuối và cung cấp thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng hấp dẫn. Chiến lược phát triển CDMA không khó nhưng khó khăn lớn nhất vẫn là vốn, nên nhớ rằng Verizon, Sprint và China Unicorn- những nhà mạng lớn nhất thế giới đều dùng CDMA- có nghĩa là vấn đề không nằm ở bản thân công nghệ CDMA mà nằm ở người khai thác nó mà thôi. Vì vậy đều này càng khó hơn khi các đối tác đều rút vốn không đầu tư cho CDMA nữa.
Liên tục chết yểu !
Vào thời điểm cực thịnh, Việt Nam có tới 4 nhà khai thác viễn thông lớn dùng công nghệ CDMA, là VNPT, SPT, Hanoi Telecom, EVN Telecom. Nếu tính các mạng di động CDMA đầu tiên của Việt Nam thì phải kể đến mạng CDMA của VNPT giao cho Bưu điện Hải Dương, triển khai vào năm 2000. Mạng di động này là quà tặng của Tập đoàn LG (Hàn Quốc).
Thế nhưng Viễn thông Hải Dương đã khai tử mạng di động CDMA đầu tiên của Việt Nam vào giữa năm 2007. Sinh sau đẻ muộn hơn mạng CDMA ở Hải Dương 4 năm, nhưng mạng CDMA nội thị NanPhone được triển khai tại Nghệ An cũng đã được tuyên bố khai tử từ 1/11/2008. Đây là quà tặng của Tập đoàn ZTE (Trung Quốc). Mạng CDMA nội vùng thứ 3 của VNPT là DaPhone tại Đà Nẵng được khai trương cùng năm với mạng NanPhone và là quà tặng của Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) cũng chấm dứt hoạt động từ 1/4/2008. Tròn 1 năm sau khi khai trương cung cấp dịch vụ di động, HT Mobile phải tuyên bố đóng cửa mạng lưới CDMA.
Ngày 15/12/2008, Hanoi Telecom gửi đơn xin điều chỉnh và đề án chuyển đổi công nghệ của mạng HT Mobile từ CDMA sang eGSM. Sau đó, Hanoi Telecom bắt đầu chuyển đổi thuê bao HT Mobile sang mạng S-Fone và cuối cùng là S-Fone cũng sắp tuyên bố khai tử công nghệ này
T. AN (thực hiện)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.