Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Ứng xử với lời góp ý 
(14:36:24 PM 23/11/2015)
Chủ tịch An Giang khẳng định không chỉ đạo xử lý vụ cán bộ tỉnh này vì chê mình trên Facebook. -Ảnh: Báo Giao thông
Qua đó, người dân được thể hiện chính kiến của mình trước các vấn đề xã hội. Do vậy, việc xử phạt hành chính và xử lý kỷ luật những người liên quan ở An Giang khi bấm like và dám nhận xét chủ tịch tỉnh là “kênh kiệu, xa dân” đã lộ ra vấn đề cần bàn để ứng xử phù hợp hơn.
Quan chức là người đại diện cho quyền lực của nhân dân trong quản lý nhà nước, nhận lương từ tiền thuế của dân nên bị người dân chê trách chính xác thì phải tiếp thu, sửa đổi chứ không phải “đáp trả” bằng cách này hay cách khác.
Nếu quan chức thấy mình bị xúc phạm bởi thông tin trên Facebook của dân có thể sử dụng quyền khởi kiện ra tòa.
Trong trường hợp ở An Giang, ông chủ tịch tuyên bố không biết gì về sự việc trên Facebook (không biết sự việc thì làm sao thấy bị xúc phạm?) và không can thiệp gì thì tại sao nhiều cơ quan liên quan lại sốt sắng vào cuộc để xử lý một việc quá nhỏ?
Và sau sự kiện này, khi nhiều người trong cả nước đã phê bình, chỉ trích chủ tịch tỉnh trên mạng xã hội thì liệu rằng thanh tra Sở Thông tin - truyền thông tỉnh có tiếp tục ra quyết định xử phạt? Nếu không thì rõ ràng việc phạt ba người kia là không công bằng.
Điều ngạc nhiên là nhiều cơ quan ở An Giang đã vào cuộc bởi một sự kiện quá nhỏ trong hàng loạt vấn đề mà các cơ quan này được trao nhiệm vụ quản lý và cần hơn sự tích cực ấy.
Vì kéo theo sau sự tích cực ấy là những văn bản không đúng pháp luật của các cơ quan có liên quan như không cho giáo viên được like, bình luận các vấn đề liên quan đến chính trị (dù sau đó đã rút lại)... cho thấy một số cán bộ không cập nhật kiến thức về pháp lý, vi phạm quyền tự do, dân chủ hiến định.
Và đáng buồn hơn, đó là sự thờ ơ của nhiều cơ quan liên quan khi chậm trễ ngăn chặn hành vi không phù hợp của đồng nghiệp mình.
Bởi vì, việc người dân bình luận, phê bình quan chức là bình thường, thậm chí còn là điều tốt vì người dân vẫn còn quan tâm tới chính quyền.
Một xã hội mà người dân thờ ơ với các vấn đề chính trị có nghĩa là đang thờ ơ với chính tương lai của mình, đó mới là điều đáng lo lắng. Một khi người dân còn quan tâm, còn góp ý, còn phê bình là tích cực.
Ông Lê Kiên Thành - con trai cố Tổng bí thư Lê Duẩn - từng phát biểu: “Dân còn biết phẫn nộ, là phúc của dân tộc vẫn còn”.
Vì vậy, việc thu hồi các quyết định xử phạt, xử lý kỷ luật những người có liên quan để ít ra đem lại niềm tin cho người dân rằng quan chức khi thấy việc làm không phù hợp cũng biết sửa sai. Không nên vì việc đã lỡ mà đẩy câu chuyện đơn giản sang một sự kiện pháp lý phức tạp.
Thay vào đó nên đối thoại, giải tỏa vướng mắc, bức xúc của người dân khi thấy họ đưa lên Facebook. Làm được thế sẽ hợp tình, hợp lý hơn trong ứng xử giữa chính quyền với người dân.
Câu chuyện trên cũng cho thấy nhiều cán bộ công chức nhà nước chưa có phản ứng phù hợp với truyền thông và mạng xã hội. Đã đến lúc cần trang bị kiến thức pháp lý, các quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho cán bộ, công chức để không xảy ra những chuyện không đáng có.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
-
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
-
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
-
Cứu cây xanh
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
-
Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
-
Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
-
Có rừng là có tín chỉ carbon?
-
Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)