»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:24:01 PM (GMT+7)

Từ "nhượng địa" Bà Nà nhìn về Tam Đảo

(12:23:38 PM 30/09/2019)
(Tin Môi Trường) - Với sự thờ ơ hoặc tiếp tay của chính quyền địa phương, các cánh rừng tự nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ngập mặn, khu bảo tồn đa dạng sinh học… liên tục kêu cứu trước sự dòm ngó của các tập đoàn kinh tế.

"Đòi lại quyền tự do lên núi Bà Nà" của những người dân Đà Nẵng vào năm 2015, được phát động trên mạng xã hội và sau đó, một nguyên đơn đã khởi kiện tại TAND huyện Hòa Vang (TP.Đà Nẵng).  Nguồn cơn bắt đầu từ việc Đà Nẵng giao cho tập đoàn Sun Group 200ha đất rừng Bà Nà để xây dựng khu vui chơi, nghỉ dưỡng, làm cáp treo vận chuyển khách từ chân núi. Năm 2009 dự án đi vào hoạt động.

 
Từ[-]"nhượng[-]địa"[-]Bà[-]Nà[-]nhìn[-]về[-]Tam[-]Đảo
Để đưa khách lên đỉnh Bà Nà, Sun Group đã xẻ núi, lắp đường sắt, tàu kéo
 
Năm 2015, vào dịp 40 năm thống nhất đất nước, Sun Group triển khai một “sáng kiến” thúc đẩy doanh thu từ cáp treo bằng cách biến Bà Nà thành “nhượng địa”. Con đường độc đạo dẫn lên Bà Nà bị các nhân viên Sun Group kiểm soát. Mặt khác, để bày tỏ “thiện chí”, Sun Group công bố chương trình “tri ân” - giảm giá vé cáp treo cho người dân ở hai địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam trong dịp này. Dù vậy, thời điểm đó, cũng có một làn sóng phản ứng, đòi trả lại con đường cho dân đi, rồi chìm vào im lặng cho đến nay.
 
Xung đột lợi ích giữa cộng đồng và doanh nghiệp đã diễn ra. Người dân mô tả Bà Nà là “nhượng địa”, khi được nghe công bố, chính quyền Đà Nẵng giao cho Sun Group quản lý con đường lên Bà Nà.
 
Từ[-]"nhượng[-]địa"[-]Bà[-]Nà[-]nhìn[-]về[-]Tam[-]Đảo
Bao nhiêu cây rừng đã gục xuống cho hệ thống cáp treo, máng trượt này?
 
Câu chuyện chính sách và pháp lý trong vụ tranh chấp này, đến nay vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.
 
Bà Nà, Sơn Trà, Tam Đảo... là rừng đặc dụng cần được bảo tồn như nhiều Vườn quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển thế giới trên khắp đất nước, là những vùng sinh thái đặc biệt, có giá trị cao về tự nhiên, phong cảnh, hệ động thực vật và vui chơi giải trí.
 
Đó là dòng sông, con suối, rừng núi, biển đảo, khí trời, ánh sáng… cùng với sự sống và cái chết của muôn loài, tạo nên hệ sinh quyển tự nhiên. Con người cũng là một thành tố trong hệ sinh quyển tự nhiên ấy. Con người sinh sống, hình thành nên hệ sinh thái xã hội, bao gồm phong tục tập quán, thiết chế xã hội, của cải vật chất, các giá trị văn hóa… lưu truyền từ đời này sang đời khác.
 
Tất cả những giá trị đó là tài sản của nhân loại nói chung và là tài sản của mỗi quốc gia nói riêng. Nhìn trên biểu đồ về thực trạng khai thác tài nguyên tại những khu rừng đặc dụng ở nước ta, có thể thấy nhiều mối đe dọa đè nặng lên lợi ích của cộng đồng, là sự an nguy của môi trường thiên nhiên.
 
Phổ biến nhất là cấp chính quyền địa phương, nhân danh sự phát triển, “thu hút đầu tư”, đã cổ súy cho lòng tham của con người. Các cánh rừng tự nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ngập mặn, khu bảo tồn đa dạng sinh học… liên tục kêu cứu trước sự dòm ngó của các tập đoàn kinh tế.
 
Còn ở đô thị, không gian công cộng như bờ sông, di tích lịch sử hàng trăm năm như Ba Son (TP.HCM) cũng hóa kiếp thành cao ốc chọc trời. Bãi biển khắp nơi đang dần bị tư nhân hóa thành biệt thự, resort… Đó còn là những hành vi lấn biển lấp sông, chặt cây xanh, cấp phép đầu tư vượt thẩm quyền…
 
Việt Nam  đã ký kết nhiều công ước quốc tế về bảo vệ thiên nhiên, di sản văn hóa. Cùng với những nỗ lực trong thời gian qua, nhiều danh hiệu di sản thiên nhiên, văn hóa, khu dự trữ sinh quyển… đã được cộng đồng quốc tế công nhận. Mặc nhiên, đó là những tài sản quốc gia, cần được gìn giữ và bảo vệ hiệu quả cho cộng đồng, bằng luật pháp.
 
Thế nhưng, soi chiếu lại các quy định hiện hành thì câu hỏi đặt ra là vì sao Đà Nẵng có quyền “xẻ thịt” rừng cấm Sơn Trà, “thu hút” đất nền, biệt thự, cấp sổ đỏ đất rừng tự nhiên Bà Nà cho cho Sun Group hay Quảng Bình “muốn” cho FLC bắt cáp treo vào hang động Sơn Đoòng, tập đoàn Vingroup nhập thú lạ về “trưng bày” ở Vườn quốc gia Phú Quốc, Vườn quốc gia Cát Bà được giao cho Sun Group quy hoạch để Thành ủy Hải Phòng thông qua?
 
Theo Đại biểu Quốc hội - luật sư Trương Trọng Nghĩa, bất cập hiện nay là chính quyền một tỉnh có thể được giao quản lý tài nguyên quốc gia như đảo Phú Quốc,  rừng Cúc Phương, vịnh Hạ Long cho đến cố đô Huế, đền thờ vua Đinh… Đồng thời, chính quyền cũng quản lý ruộng đồng, nhà máy, trường học phục vụ cho cư dân của tỉnh ấy.
 
Có lẽ vì vậy mà chính quyền các địa phương có cách đối xử như nhau với tất cả các loại tài sản trên địa bàn mình quản lý.
 
Hy vọng sự bất cập pháp lý được nhanh chóng sửa đổi, vì lợi ích quốc gia. Nhưng lòng tham của con người trước thiên nhiên thì không dễ dàng tiết chế, bởi đó lại là một quá trình nhận thức lâu dài.
 
Trong hệ sinh quyển tự nhiên, mỗi con người là một “công dân sinh thái”, có trách nhiệm giữ gìn môi trường sống của vạn vật nói chung và của chính con người. Sự thức tỉnh của cộng đồng, biểu hiện bằng những chiến dịch “dậy sóng” trên mạng xã hội như “giải cứu” Sơn Trà, Cát Bà, Sơn Đoòng… là chuyển biến rất đáng ghi nhận. Những tiếng nói ấy cần được lan rộng, tạo nên sức mạnh công luận, nhằm thay đổi chính sách, góp phần thức tỉnh những ai còn vì lợi ích cục bộ mà làm tổn hại đến tài nguyên quốc gia, để lại món nợ cho muôn đời sau.
PV (báo Phụ nữ TPHCM)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Từ "nhượng địa" Bà Nà nhìn về Tam Đảo

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI