Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
TS Triệu Văn Hùng:"Nhiều tỉnh vẫn u mê lao theo cao su"
(14:27:08 PM 09/10/2013)TS Triệu Văn Hùng, Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, với tư cách là cơ quan nghiên cứu khoa học không phản đối chủ trương phát triển cao su nhưng phải trồng đúng chỗ, đúng nơi sống được. Nếu không, cao su cũng không thành mà rừng thì mất không ai được gì cả.
Những người dân này đang thấy việc góp đất để chăm sóc cây cao su và nhận 1,5-3 triệu đồng/tháng là rất quan trọng
Thấy thảm họa nhưng vẫn quy hoạch
Năm 1998, tỉnh Quảng Nam bắt đầu trồng thí điểm 10ha cây cao su con tại huyện Hiệp Đức. Sau đó, cây cao su được mở rộng diện tích trồng tại địa phương này.
Đến nay, tỉnh Quảng Nam đã trồng được 14.592ha/gần 50.000ha quy hoạch. Trong đó, diện tích cao su đại điền 11.299ha và cao su tiều điền 3.293ha, đã khai thác mủ được 1.992ha với sản lượng mủ 2.343 tấn. Riêng Công ty TNHH MTV cao su Quảng Nam chiếm đến 1.706ha.
Ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam cho biết, hiện nay cây cao su đã khẳng định vị thế là cây tạo bước bứt phá để làm giàu trên vùng đất đồi núi phía Tây của tỉnh.
“Tỉnh ủy đã có chủ trương về phát triển cây cao su trên địa bàn bằng các nghị quyết tại các kỳ đại hội Tỉnh đảng bộ lần thứ XVIII, XIX và XX. Đến nay đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư trồng và chế biến cây cao su theo hướng đại điền ở các huyện miền núi, đã “kích thích” nhiều nhà doanh nghiệp, hộ gia đình mạnh dạn bỏ vốn đầu tư phát triển cao su tiểu điền”, ông Muộn cho biết.
Cũng từ quan điểm này, hiện Tập đoàn Cao su Việt Nam đang chủ trương mở rộng diện tích và kêu gọi đồng bào dân tộc miền núi “góp đất” nương rẫy khai hoang để cùng Tập đoàn trồng cây cao su theo hướng giao khoán cho hộ gia đình.
Theo ông Muộn: “Tiền công giao khoán chăm sóc mà Tập đoàn Cao su Việt Nam trả cho người lao động (hộ gia đình có đất nương rẫy “góp chung” với Tập đoàn Cao su Việt Nam) dao động từ 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng. Có người còn được trả tiền công 3 triệu đồng. Lâu nay, việc đồng bào dân tộc miền núi thu nhập từ việc sản xuất nương rẫy trên phần đất này không có thu nhập cao như vậy nên họ rất phấn khởi và nhận giao khoán chăm sóc cây cao su cho Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam (của Tập đoàn Cao su Việt Nam) rất nhiều”.
Có thể... dân phải trả giá
Nhiều người dân tự nguyện góp đất rừng, nương rẫy để nhận tiền chăm sóc cao su hàng tháng
Ông Đào Bội Thuyên, Chủ tịch UBND H.Hiệp Đức, Quảng Nam xác nhận tình trạng lãng phí diện tích đất đã giao, khi người dân bỏ ruộng để trồng cao su hoặc đi làm công đốn keo, lột vỏ keo... Giá xuất khẩu cao su hiện giảm còn 49 triệu đồng/tấn mủ so với 70 triệu đồng/tấn mủ cùng thời điểm năm ngoái.
Tuy nhiên, hiện đang có tình trạng sản phẩm mủ cao su của nhiều hộ dân ở huyện Hiệp Đức, Phước Sơn… không được các nhà máy đóng trên địa bàn Quảng Nam thu mua vì chất lượng không đảm bảo, khiến họ phải bán cho các nhà máy ở Kon Tum, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế với giá rẻ.
Ngoài vấn đề thu mua, tình trạng trồng cao su tiểu điền tự phát cũng khiến người dân gặp rủi ro do dịch bệnh, cây gãy đổ vì gió lốc, chất lượng mủ thấp...
Trong khi đó hiện bà con đông bào dân tộc miền núi vẫn đang tiếp tục “góp đất” nương rẫy của đồng bào cho Tập đoàn Cao su Việt Nam mà chính là Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam để trồng cao su.
Thế nhưng: “Trong diện tích quy hoạch gần 50.000 ha trồng cây cao su đến năm 2020, 2030 của tỉnh. Đến nay, ngành nông nghiệp cũng chưa nắm được con số cụ thể có bao nhiêu hộ đồng bào dân tộc miền núi “góp đất” nương rẫy cùng với Tập đoàn Cao su Việt Nam để trồng cây cao su”, ông Muộn cho biết.
Từng nhiều lần lên tiếng xung quanh việc ồ ạt trồng cây cao su, TS Triệu Văn Hùng một lần nữa khẳng định: dù đã có cảnh báo của cơ quan khoa học nhưng hiện nhiều địa phương vẫn đang tiếp tục trồng mở rộng cao su.
"Chúng tôi đã cảnh báo nhưng nhiều tỉnh vẫn u mê lao theo cao su. Tất nhiêu không nhìn theo kiểu một chiều nhưng với cây cao su chắc chắn có thể phát triển tốt tại vùng đất Đông Nam bộ. Còn các địa phương khác cũng cần phải nghiên cứu chứ không phải cứ nói cái là trồng ngay. Nếu cứ để người dân lao theo kiểu tự phát thế này, rất có thể sẽ phải trả giá", TS Hùng nói.
Phải sớm chấn chỉnh việc thực hiện quy hoạch
Theo TS Hùng, với tư cách là cơ quan nghiên cứu khoa học bản thân ông và Viện không phản đối hay không ủng hộ chủ trương phát triển cao su, song ông Hùng nói thẳng là phải trồng đúng chỗ, đúng nơi sống được, đúng giống có thể sinh trưởng được và cho ra mủ thì mới ủng hộ.
“Chúng tôi không thể chỗ nào cũng vỗ tay vào để người ta chặt rừng đi trồng cao su. Cuối cùng cao su cũng không thành mà rừng thì mất không ai được gì cả”, TS Hùng bày tỏ quan điểm.
Theo nhiều cảnh báo của các cơ quan nghiên cứu, hiện thị trường cao su Việt Nam cung đang vượt cầu. Ngay cả hiệp hội cao su cũng thừa nhận tình trạng này, trong khi các tỉnh vẫn im lặng và tiếp tục để dân dấn thân vào cây trồng này.
“Dù gì thì sự thể cũng đã rồi. Vấn đề chúng tôi muốn là làm sao phải giám sát chặt chẽ, quy hoạch cụ thể và phải làm theo đúng quy hoạch đó thì rủi ro, thất bại sẽ hạn chế hơn", TS Hùng đề nghị.
Chuyện các tỉnh ồ ạt trồng cao su chưa từng được các nhà khoa học khuyến khích bởi biết rõ đây là giống cây trồng khá kén chọn điều kiện thổ nhưỡng và ưa được chăm sóc đặc biệt.
Mới đây Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cũng từng đau xót khi chứng kiến thảm họa cao su chết hàng loạt, đổ rạp sau bão số 10.
Ông nói thẳng: Đây là hậu quả của một sai lầm về chủ trương, làm trái quy hoạch mà nhiều người can ngăn cũng không nổi.
“Hồi có chủ trương đưa cây cao su ra Bắc gồm Bắc Trung Bộ và miền núi phía Bắc tôi đã nhiều lần can ngăn bằng miệng mà không ai quan tâm. Một anh Bí thư Tỉnh ủy hỏi tôi về phát triển cao su ở Bắc Trung bộ tôi khuyên không nên và càng không nên đốn rừng để trồng cao su vì rủi ro sẽ rất lớn. Một anh Phó Chủ tịch tỉnh miền núi phía Bắc hỏi tôi chuyện phát triển cao su tiểu điền ở địa phương mình tôi bảo không có căn cứ đồng thời hỏi ai ký quyết định trồng? Anh ấy bảo anh ký, tôi nói thẳng luôn: “Dừng lại ngay nếu không ít nữa cao su thất bại anh sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Mặc, tỉnh đó vẫn tiếp tục trồng cao su”, Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cho biết.
Và điều đó bây giờ vẫn đang được lặp lại!.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
- Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
- Cứu cây xanh
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
- Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
- Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
- Có rừng là có tín chỉ carbon?
- Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.