Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Truyền thông với ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước: Từ thực tế tới chính sách
(20:23:43 PM 19/03/2014)Ảnh: TL
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi về thực trạng, thách thức trong kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam; vận động chính sách về kiểm soát ô nhiễm nước; vai trò của truyền thông trong vận động chính sách và xây dựng kế hoạch hành động; tính hiệu quả của các chính sách cơ chế hiện nay trong quá trình kiểm soát ô nhiễm môi trường nước… Hầu hết các ý kiến cho rằng, những năm gần đây, tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số ở nước ta đã gây áp lực nặng nề đối với tài nguyên nước. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các tỉnh, thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải, ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.
Các cơ quan truyền thông tham dự hội thảo đã khẳng định rõ vai trò của truyền thông trong vận động chính sách về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, qua đó tác động đến những người ra quyết định để tạo ra những chính sách phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn. Thực tế trong nhiều năm qua, các cơ quan truyền thông trong cả nước đã tham tích cực trong vấn đề lên án những hành vi gây ô nhiễm môi trường nguồn nước như: vụ việc Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, Bauxite Tây Nguyên, Công ty Vedan Việt Nam, Chiến dịch “Chấm dứt sử dụng sừng tê”… Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan truyền thông đối với vấn đề ô nhiễm môi trường đã giúp người dân nâng cao nhận thức trong sự nghiệp bảo vệ môi trường; tăng cường tính công khai, minh bạch, khả năng tiếp cận thông tin về các chính sách môi trường; tạo điều kiện cải thiện chất lượng của các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường…
Trong chương trình làm việc, các đại biểu đã khảo sát thực tế tại một số cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Công ty cổ phần cơ khí Phổ Yên, UBND xã Điềm Thuỵ (huyện Phú Bình) là điểm ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại Núi Căng.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Truyền thông với ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước: Từ thực tế tới chính sách
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
-
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
-
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
-
Cứu cây xanh
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
-
Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
-
Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
-
Có rừng là có tín chỉ carbon?
-
Nói phét dễ vậy sao?
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)